Luận Văn Thực trạng chính sách thuế Thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thuế ra đời, tồn tại và phát triển cùng với sự ra đời, tồn tại và phát triển của Nhà nước. Nó là một công cụ tài chính để tạo lập nguồn thu nhằm duy trì hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước và điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
    Trải qua quá trình phát triển và hoàn thiện lâu dài, tính đến hiện nay có rất nhiều quan niệm về thuế với những góc độ nhìn nhận khác nhau.
    - Các nhà kinh điển cho rằng: “ Thuế là cái mà Nhà nước thu của dân nhưng không bù lại” và “thuế cấu thành nên phần thu của Chính phủ, nó được lấy ra từ sản phẩm của đất đai và lao động trong nước, xét cho cùng thì thuế được lấy ra từ tư bản hay thu nhập của người chịu thuế ”(Lênin toàn tập - tập 15)
    - Theo quan điểm luật pháp: Thuế là khoản đóng góp theo quy định của pháp luật mà Nhà nước bắt buộc mọi tổ chức và cá nhân phải có nghĩa vụ nộp vào cho ngân sách Nhà nước.
    - Trên góc độ phân phối thu nhập: Thuế là hình thức phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân nhằm hình thành nên quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước (quỹ ngân sách Nhà nước) để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức năng của Nhà nước.
    - Có rất nhiều khái niệm khác nhau về thuế, song có khái niệm chung nhất về thuế như sau:
    Thuế là một phần thu nhập mà các cá nhân hoặc tổ chức đóng góp bắt buộc cho Nhà nước để phục vụ nhu cầu và nhiệm vụ của Nhà nước, thuế thể hiện mối quan hệ kinh tế cơ bản giữa Nhà nước với các tổ chức kinh tế và tầng lớp dân cư.
    Thuế mang bản chất giai cấp của Nhà nước. Sự khác nhau của Nhà nước được thể hiện qua nội dung của việc thu thuế như : thu thuế của ai là chủ yếu, thu như thế nào, thu làm gì Thuế còn thể hiện tính chất xã hội rộng rãi bởi thuế thu đối với toàn dân, thuế liên quan đến mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội. Mọi người dân trong xã hội có nghĩa vụ đóng thuế đồng thời cũng có quyền kiểm tra xem Nhà nước đã sử dụng các khoản đóng góp đó có hợp lý không? Thuế là công cụ rất có hiệu lực để Nhà nước sử dụng để quản lý xã hội và điều tiết nền kinh tế quốc dân. Thông qua các chính sách thuế, Nhà nước sẽ tạo hành lang, môi trường để các tổ chức, cá nhân được bình đẳng phát triển. Điều đó cho thấy việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống thuế ngày càng khoa học, đơn giản, dễ hiểu là vấn đề rất quan trọng và cần thiết.

    MỤC LỤC

    Lời mở đầ
    Chương 1: Lý luận chung về thuế thu nhập doanh nghiệp . 1
    1.1. Một số vấn đề chung về thuế . 1
    1.1.1.Khái niệm . 1
    1.1.2.Bản chất của thuế 2
    1.1.3.Phân loại thuế và yếu tố cấu thành của một sắc thuế . 3
    1.1.3.1. Phân loại thuế . 3
    1.1.3.2. Các yếu tố cấu thành của một sắc thuế và những vấn đề chính của một chính sách thuế 3
    1.2. Thuế Thu nhập doanh nghiệp 6
    1.2.1. Khái niệm và đặc điểm . 6
    1.2.2.Vai trò của thuế TNDN . 7
    1.2.3. Nội dung cơ bản của thuế TNDN . 8
    1.2.3.1. Xác định thu nhập chịu thuế . 8
    1.2.3.2. Thuế suất 12
    1.2.3.3.Các ưu đãi về thuế TNDN . 13
    Chương 2 : Thực trạng chính sách thuế Thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay . 14
    2.1. Nội dung cơ bản của chính sách thuế TNDN ở Việt Nam và các văn bản hướng dẫn 14
    1.1.1. Nội dung cơ bản của chính sách thuế TNDN ở Việt Nam hiện nay . 14
    1.1.2. Các văn bản hướng dẫn thi hành thuế TNDN . 17
    22.Kết quả áp dụng chính sách thuế TNDN ở Việt Nam trong thời gian qua. 19
    2.2.1.Kết quả của việc thu thuế . 19
    2.2.2.Kết quả của việc ưu đãi, miễn giảm thuế . 27
    2.3. Đánh giá về chính sách thuế TNDN mới áp dụng ở Việt Nam . 29
    2.3.1. Những tác động tích cực . 29
    2.3.1.1. Chính sách thuế TNDN đã thống nhất trong cơ chế ưu đãi thuế đáp ứng được yêu cầu không phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư trong và ngoài nước . 30
    2.3.1.2.Tạo môi trường đầu tư và kinh doanh về tổng thể là hấp dẫn hơn, thuận lợi hơn góp phần khuyến khích đầu tư 31
    2.3.1.3.Phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế . 33
    2.3.1.4. Thúc đẩy các doanh nghiệp đổi mới và áp dụng công nghệ tiên tiến hiện đại 34
    2.3.1.5. Các nhà đầu tư được giao quyền tự chủ trong việc xác định các điều kiện và khả năng đáp ứng các điều kiện để hưởng ưu đãi đầu tư . 34
    2.3.2. Những hạn chế của chính sách thuế TNDN ở Việt Nam . 34
    2.3.2.1. Về phạm vi áp dụng thuế TNDN 35
    2.3.2.2. Về chi phí hợp lý 36
    2.3.2.3.Quy định về chuyển lỗ 37
    2.3.2.4.Chưa quy định rõ về hiệu lực pháp lý 38
    2.3.2.5.Về ưu đãi, miễn giảm thuế . 39
    Chương 3: Một số biện pháp nhằm hoàn thiện chính sách thuế TNDN ở Việt Nam hiện nay 46
    3.1. Mục tiêu của việc hoàn thiện 46
    3.2. Một số biện pháp cần hoàn thiện chính sách thuế TNDN . 46
    3.2.1. Về phạm vi áp dụng luật thuế TNDN . 46
    3.2.2. Về chi phí hợp lý . 47
    3.2.3. Quy định về chuyển lỗ 47
    3.2.4. Với các vấn đề phát sinh do không rõ về hiệu lực thi hành . 47
    3.2.5. Về ưu đãi, miễn giảm thuế . 48
    3.2.6. Về kê khai nộp thuế, quyết toán thuế . 50
    3.3. Điều kiện nhằm thực hiện tốt các biện pháp 50
    3.3.1. Cải cách hệ thống hành thu . 50
    3.3.2. Đào tạo đội ngũ cán bộ hoạch định chính sách phải giỏi về chuyên môn, am hiểu về lĩnh vực thuế 52
    3.3.3. Cơ quan hoạch định chính sách thuế TNDN phải có mối quan hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp và các cơ quan chức năng có liên quan 53
    3.3.4. Công tác tuyên truyền chính sách, định hướng cải cách thuế . 53
    3.3.5. Hoạt động tư vấn thuế nói chung và thuế TNDN nói riêng cần phải được coi trọng phát triển 54
    kết luận
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...