Thạc Sĩ Thực trạng chính sách bảo hiểm tiền gửi

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Củ Đậu Đậu, 4/4/14.

  1. Củ Đậu Đậu

    Bài viết:
    991
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN 2
    LỜI CẢM ƠN 3
    MỞ ĐẦU 9
    CHƯƠNG I: LUẬN CỨ KHOA HỌC CỦA CHÍNH SÁCH 13
    BẢO HIỂM TIỀN GỬI 13
    1.1 Tổng quan về bảo hiểm tiền gửi 13
    1.1.1. Tiền gửi và tiền gửi được bảo hiểm 13
    c. Loại tiền gửi được bảo hiểm: 17
    Tuy nhiên không phải tất cả các loại tiền gửi đều được tổ chức BHTG nhận
    bảo hiểm mà chỉ hạn chế ở một số loại tiền gửi và điều này phụ thuộc vào quy
    định của các nước. 17
    * Vai trò bảo hiểm tiền gửi 24
    1.2.3. Nội dung của chính sách BHTG 31
    1.2.3.1. Quy định các điều kiện để được tham gia BHTG 31
    Phí bảo hiểm tiền gửi là khoản phí mà tổ chức tham gia BHTG phải nộp cho tổ
    chức BHTG đối với loại tiền gửi được bảo hiểm. Các bên tham gia quan hệ
    BHTG không thể thoả thuận về mức phí như các loại hình bảo hiểm khác. Phí
    BHTG do các tổ chức nhận tiền gửi đóng chứ không phải là do người gửi tiền
    nộp. Trên thế giới có hai hình thức đóng phí BHTG là phí đồng hạng và phí theo
    mức độ rủi ro. Việc áp dụng hình thức đóng phí do chính sách của các quốc gia
    quy định. 35
    1.3. Chính sách BHTG ở một số quốc gia và bài học kinh nghiệm 37
    Mục tiêu chính sách 38
    Cơ cấu tổ chức 38
    Đăng ký tham gia bảo hiểm tiền gửi 39
    Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi 39
    Loại tiền gửi được bảo hiểm 40
    Phí bảo hiểm tiền gửi 40
    Hạn mức chi trả 41
    Mục tiêu chính sách 42
    Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi 43
    Loại tiền gửi được bảo hiểm 43
    Phí bảo hiểm tiền gửi 43
    Tóm tắt nội dung khoa học của Chương I 44
    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM TIỀN GỬI 45
    2.1. Khái quát về hoạt động BHTG trong thời gian vừa qua 45
    2.1.1. Sự hình thành và phát triển hoạt động BHTG ở Việt Nam 45
    2.1.2. Đánh giá thực tiễn hoạt động BHTG thời gian qua 48
    2.1.2.1. Kết quả đạt được 48
    2.1.2.2. Hạn chế 51
    2.2. Thực trạng chính sách bảo hiểm tiền gửi 53
    2.2.1. Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến BHTG 53
    2.2.2. Những nội dung cơ bản của chính sách BHTG 54
    2.2.2.1. Quy định các chủ thể tham gia BHTG 54
    2.2.3.2. Hạn chế 73
    2.2.3.3. Nguyên nhân 79
    Tóm tắt nội dung khoa học của Chương II 80
    CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ HỆ THỐNG GIẢI PHÁP 81
    HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM TIỀN GỬI Ở VIỆT NAM 81
    3.1. Phương hướng hoàn thiện chính sách BHTG 81
    3.1.1. Nâng cao tính pháp lý đối với các chính sách BHTG theo hướng cụ thể,
    đồng bộ, hệ thống 81
    3.2. Giải pháp hoàn thiện chính sách BHTG 84
    3.2.1. Ban hành Luật BHTG 84
    3.3. Kiến nghị 96
    3.3.1 Kiến nghị với Quốc hội 96
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 100
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài:
    Nền kinh tế Việt Nam đã chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung
    sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa bắt đầu từ cuối những năm
    1980 đầu những năm 1990. Việc chuyển đổi cơ chế kinh tế bắt đầu với việc xây
    dựng nền kinh tế đa thành phần, trong đó khu vực kinh tế nhà nước giữ vai trò
    chủ đạo, khu vực kinh tế tư nhân được khuyến khích phát triển. Bên cạnh đó, sự
    can thiệp trực tiếp của Nhà nước vào nền kinh tế giảm dần. Nhiều chính sách
    mới của Nhà nước đã được ban hành để nền kinh tế từng bước hoạt động theo
    nguyên tắc thị trường.
    Cùng với đất nước, ngành tài chính - ngân hàng cũng đã có những đổi mới
    sâu sắc và toàn diện, góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc.
    Hoạt động tài chính - ngân hàng dần thể hiện tính thị trường. Sự cạnh tranh khốc
    liệt luôn là vấn đề cấp bách đối với các đối tác tham gia trên thị trường. Bên
    cạnh đó, yếu tố rủi ro trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ ngày càng trở nên phức
    tạp và cần có giải pháp phòng ngừa kịp thời.
    Để vượt qua áp lực cạnh tranh, Việt Nam đã và đang tiếp tục thực hiện cải
    cách hệ thống tài chính - ngân hàng. Song tiến trình hội nhập thị trường tài
    chính thế giới cũng tác động trực tiếp đến hệ thống ngân hàng Việt Nam. Chính
    vì vậy, làm thế nào để phòng ngừa, kiểm soát rủi ro, đảm bảo an toàn hoạt động
    của hệ thống tài chính - ngân hàng và bảo vệ người gửi tiền là yêu cầu quan
    trọng đặt ra với hệ thống giám sát tài chính quốc gia.
    Nhằm đạt được mục tiêu đó, chính sách bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam đã
    góp phần hoàn thiện một bước cấu trúc của thị trường tài chính, không chỉ bảo
    vệ quyền và lợi ích của người gửi tiền mà còn góp phần đảm bảo an toàn cho hệ
    thống tài chính - ngân hàng và sự phát triển ổn định của thị trường tài chính
    quốc gia.
    Thực tế đã chứng minh, 10 năm qua chính sách bảo hiểm tiền gửi đã phát
    huy tích cực trong việc góp phần đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống tài
    chính-ngân hàng, khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong
    việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền. Tuy nhiên, so với các tổ
    chức trong mạng an toàn tài chính quốc gia thì hệ thống pháp luật về bảo vệ
    người gửi tiền hiện nay còn thiếu đồng bộ, hiệu lực pháp lý thấp. Trong khi hoạt
    động của tổ chức bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam hiện vẫn đang được điều chỉnh
    bởi Nghị định số 89/1999/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 1999 và Nghị định số
    109/2005/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2005 thì hoạt động của các tổ chức tham
    gia BHTG lại được điều chỉnh trên cơ sở Luật do đó không tương xứng về cơ sở
    pháp lý.
    Chính sách BHTG đã ra đời được hơn 10 năm nhưng địa vị pháp lý của tổ
    chức BHTG vẫn chưa có quy định rõ ràng về mô hình tổ chức. Nhằm tạo ra cơ
    chế pháp lý bảo vệ tốt nhất quyền lợi của người gửi tiền và để bảo hiểm tiền gửi
    trở thành công cụ tài chính hữu hiệu của Nhà nước góp phần bảo đảm an toàn
    nền tài chính - tiền tệ quốc gia trong bối cảnh hiện nay cần phải hoàn thiện
    chính sách bảo hiểm tiền gửi. Đặc biệt, khi khủng hoảng tài chính xảy ra, các
    quốc gia thường đưa ra các chính sách liên quan tới bảo lãnh các nghĩa vụ của
    bên liên quan nhằm trấn an người gửi tiền và thị trường và bảo hiểm tiền gửi là
    một trong những công cụ để thực hiện mục tiêu đó.
    Việc nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện, cụ thể chính sách BHTG
    nhằm xây dựng hệ thống chính sách BHTG hiệu quả là vấn đề quan trọng đối
    với mỗi quốc gia là đòi hỏi bức xúc hiện nay đặc biệt là ở các nước đang phát
    triển nhất là Việt Nam.
    Với mong muốn được nghiên cứu và đóng góp thiết thực vào việc hoạch
    định chính sách bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam qua kiến thức tiếp thu được trong
    chương trình cao học hành chính công tôi chọn vấn đề “THỰC TRẠNG
    CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM TIỀN GỬI” làm đề tài luận văn cao học quản lý
    hành chính công.
    2. Mục đích nghiên cứu:
    - Thứ nhất: Hệ thống hóa có bổ sung và hoàn thiện những vấn đề lí luận
    về chính sách BHTG;
    - Thứ hai: Phân tích, đánh giá thực trạng chính sách BHTG qua đó chỉ ra
    một số tồn tại và nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả chính sách BHTG;
    - Thứ ba: Trên cơ sở quan điểm đường lối đổi mới của Đảng và nhà nước
    về chính sách tài chính quốc gia đề xuất định hướng hoàn thiện chính sách
    BHTG cũng như một số giải pháp hoàn thiện chính sách BHTG hiện nay.
    3. Tình hình nghiên cứu:
    Đã có một số đề tài nghiên cứu về hoạt động bảo hiểm tiền gửi tại Việt
    Nam, ví dụ: Tài liệu đào tạo ngắn hạn về bảo hiểm tiền gửi; Bảo hiểm tiền gửi -Nguyên lý, thực tiễn và định hướng; Chính sách bảo hiểm tiền gửi của Mỹ và
    bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam ; tuy nhiên chưa có đề tài nghiên cứu
    chuyên sâu về hoàn thiện chính sách bảo hiểm tiền gửi. Do vậy đây được coi
    như là công trình khoa học đầu tiên đề cập một cách có hệ thống và cụ thể vấn
    đề này, không trùng lặp với các công trình đã công bố.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    Đối tượng nghiên cứu là chính sách bảo hiểm tiền gửi . Đề tài luận văn
    nghiên cứu trong phạm vi cả nước với thời gian khảo sát thực tế từ 2000 - 2010.
    5. Phương pháp nghiên cứu:
    Phương pháp nghiên cứu được áp dụng ở đây là phương pháp định lượng,
    cụ thể là phương pháp phân tích so sánh kết hợp với các phương pháp thống kê
    và phân tích kinh tế. Đồng thời khảo sát thực tế, thu thập, nghiên cứu và phân
    tích tài liệu, số liệu trên các báo cáo và xử lý tài liệu bằng phương pháp chuyên
    gia, phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh, hệ thống hoá, khái quát hoá để
    làm rõ vấn đề đặt ra.
    Luận văn có sử dụng các tài liệu, số liệu trong và ngoài nước đã công bố
    có liên quan đến đề tài.
    6. Đóng góp mới của luận văn:
    - Về mặt lý luận: Luận văn làm rõ khái niệm, đặc điểm của bảo hiểm tiền
    gửi, vai trò của bảo hiểm tiền gửi, từ đó hệ thống hoá khái niệm chính sách bảo
    hiểm tiền gửi, yêu cầu và đặc biệt là nội dung của chính sách BHTG trong nền
    kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế ở Việt Nam.
    - Về mặt thực tiễn: Trên cơ sở đánh giá thực trạng chính sách bảo hiểm
    tiền gửi chỉ ra những vấn đề bất cập cần giải quyết và đề ra giải pháp hoàn thiện
    chính sách BHTG phù hợp với điều kiện đổi mới của đất nước hiện nay.
    7. Bố cục luận văn:
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
    luận văn được chia làm 3 chương:
    Chương I: Luận cứ khoa học của chính sách bảo hiểm tiền gửi
    Chương II: Thực trạng chính sách bảo hiểm tiền gửi
    Chương III: Phương hướng và hệ thống giải pháp hoàn thiện chính sách bảo
    hiểm tiền gửi
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...