Chuyên Đề Thực trạng chiến lược kinh doanh của Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam. Định hướng chiến lược và giải

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài:
    Thực trạng chiến lược kinh doanh của Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam. Định hướng chiến lược và giải pháp thực hiện chiến lược giai đoạn 2008- 2015
    LỜI MỞ ĐẦU


    Sau hơn hai mươi năm thực hiện đường lối đổi mới chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Nhà nước nền kinh tế nước ta đã có những bước phát triển nhanh chóng và vững chắc.


    Ngày nay, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp chịu sự tác động, chi phối chặt chẽ của thị trường. Khi nền kinh tế thị trường ngày càng hoàn hảo thì môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng biến đổi phức tạp hơn. Trong thời gian vừa qua, nền kinh tế Việt Nam đã có khá nhiều điểm nổi bật ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp, đặc biệt là việc gia nhập WTO, gia nhập một sân chơi với nhiều cơ hội và thách thức, đồng thời phân cực giữa các doanh nghiệp ngày càng sâu sắc và gay gắt. Các doanh nghiệp không chỉ đối phó với các doanh nghiệp cạnh tranh mà còn phải đối phó với sự gia nhập của các doanh nghiệp nước ngoài cũng như sự thay đổi cơ chế chính sách về sự bình đẳng trong kinh doanh giữa doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp Quốc doanh. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải nắm rõ xu thế thời đại, khai thác cơ hội, tận dụng điểm mạnh của doanh nghiệp, khắc phục các điểm yếu của mình, đồng thời hiểu được nhu cầu khách hàng để vượt qua những khó khăn, thách thức mà doanh nghiệp sẽ phải đương đầu. Đó chính là vai trò quan trọng, tính tất yếu cần có của chiến lược kinh doanh trong quá trình sản xuất kinh doanh. Vì thế, việc xây dựng chiến lược là một yêu cầu hết sức quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp.


    Lâm nghiệp là ngành sản xuất vật chất độc lập của nền kinh tê quốc dân có chức năng xây dựng rừng, quản lý bảo vệ rừng, khai thác lợi dụng rừng, chế biến lâm sản và phát huy các chức năng phòng hộ văn hóa, xã hội của rừng.
    Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam VINAFOR được thành lập năm 1995 theo quyết định 667/TCLD ngày 04/10/1995 của Bộ Lâm nghiệp (cũ) nay là Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn với quy mô hoạt động trên phạm vi toàn quốc. Năm 1997 VINAFOR đã được chính phủ xếp hạng doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt. Qua hơn 10 năm hoạt động VINAFOR đã xây dựng và duy trì vị trí nòng cốt trong ngành lâm nghiệp Việt Nam và hiện nay là một tổng công ty đa sở hữu, đa lợi ích.


    Trong điều kiện hội nhập như hiện nay, VINAFOR đang đứng trước những thuận lợi và thời cơ mới, nhưng cũng phải đối phó với những khó khăn rất lớn, phải chấp nhận sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn trên sân chơi toàn cầu. Để đối phó vói tình hình đó đòi hỏi VINAFOR phải xây dựng cho mình một chiến lược vững vàng và phù hợp. Qua thời gian thực tập và tìm hiểu về Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam tôi nhận thấy chiến lược kinh doanh với Tổng công ty là rất cần thiết. Vì vậy tôi chọn đề tài “ Thực trạng chiến lược kinh doanh của Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam. Định hướng chiến lược và giải pháp thực hiện chiến lược giai đoạn 2008- 2015”.

    Bài viết gồm ba chương:
    Chương 1: Sự cần thiết phải xây dựng chiến lược kinh doanh trong hoạt động của doanh nghiệp.
    Chương 2: Thực trạng chiến lược kinh doanh của Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam.
    Chương 3: Định hướng chiến lược kinh doanh của Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2008- 2015.

    Do có nhiều hạn chế về thời gian cũng như kiến thức nên bài viết của em không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Rất mong được sự góp ý của các thầy cô và các bạn sinh viên.
     
Đang tải...