Luận Văn Thực trạng chất thải rắn và công tác quản lý chất thải rắn tại thành phố Nam Định

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU: Thành phố Nam Định là một đô thị cổ ở Việt Nam, có lịch sử hình thành và phát triển hơn 700 năm. Theo quyết định của nhà nước mới ban hành thì thành phố Nam Định là đô thị loại 2, trực thuộc tỉnh Nam Định. Về diện tích, thành phố Nam Định có quy mô vào loại trung bình(46,35km2) so với các đô thị khác trong cả nước, nhưng tính theo mật độ dân số thì thành phố Nam định vào loại cao 29.000 người/km2 đối với nội thành và 5.002 người/km2 đối với toàn thành phố. Về kinh tế thành phố dựa chủ yếu vào công nghiệp nhẹ, chế biến, vận tải và một số nghành dịch vụ khác còn nông nghiệp chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong ngân sách của thành phố.

    Bên cạnh sự phát triển đi lên về mọi mặt Nam Định cũng đang phải đối mặt với những vấn đề mà các thành phố của các nước đang phát triển khác trong khu vực và trên thế giới đã và đang vấp phải như vấn dề bùng nổ dân số, tệ nạn xã hội gia tăng, vấn đề ô nhiễm môi trường. Trong những năm gần đây, môi trường Nam Định ngày càng được quan tâm nhiều hơn đặc biệt là vấn đề quản lý chất thải rắn, sở dĩ như vậy vì hiện nay với khối lượng dân cư đông lại là nơi tập trung một số nhà máy, xí nghiệp có quy mô sản xuất lớn, công nghệ lạc hậu nên khối lượng chất thải rắn không ngừng tăng lên đòi hỏi phải có sự quản lý điều tiết của thành phố nếu không sẽ dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường thành phố.
    Trong đề tài này tôi không có tham vọng nêu được tất cả các khía cạnh của công tác quản lý chất thải rắn ở Nam Định mà chỉ đi sâu vào tìm hiểu thực trạng chất thải rắn và công tác quản lý chất thải rắn tại thành phố Nam Định nhằm đưa ra dự báo về khối lượng chất thải rắn trong thời gian tới, đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm quản lý tốt hơn góp phần xây dựng thành phố văn minh giầu đẹp.
    Ngoài phần mở đầu, kết luận kết cấu của đề tài này gồm 4 chương:

    Chương I: Một số khái niệm về môi trường, quản lý môi trường.

    Chương II: Hiện trạng môi trường tỉnh Nam Định.

    Chương III: Thực trạng công tác quản lý CTR thành phố Nam Định.

    Chương IV: Các giải pháp và kiến nghị về quản lý chất thải rắn ở thành phố Nam Định.




    (65 trang)
     
Đang tải...