Luận Văn Thực trạng chất lượng tín dụng xuất nhập khẩu tại chi nhánh ngân hàng công thương khu vực đống đa

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG KHU VỰC ĐỐNG ĐA

    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG
    XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG
    CÔNG THƯƠNG KHU VỰC ĐỐNG ĐA
    11. KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA
    1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng.
    Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Đống Đa (ICBV) là một trong các chi nhánh của Ngân hàng công thương Việt Nam, đóng tại trụ sở 187 Tây Sơn, Hà Nội. Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống ngân hàng công thương nói riêng và hệ thống Ngân hàng nói chung là hệ quả của công cuộc đổi mới đất nước.
    Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa ra đời trên cơ sở Ngân hàng Nhà nước quận Đống Đa (trước tháng 3 năm 1988). Sau khi nhà nước ban hành nghị định 53-HĐBT (ngày 26/3/1988), “đổi mới hoạt động hệ thống ngân hàng”, hệ thống Ngân hàng Nhà nước chuyển từ hệ thống ngân hàng một cấp sang hệ thống ngân hàng hai cấp. Ngân hàng Công thương Đống Đa ra đời là một chi nhánh của ngân hàng Công thương Việt Nam thực hiện đúng chức năng: kinh tế tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và kinh doanh ngoại hối trên địa bàn quận Đống Đa nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế trên địa bàn khu vực.
    Tuy vậy địa điểm chính của ngân hàng thực sự là không thuận lợi , như trụ sở chính bị che khuất, việc đi lại giao thông không thuận lợi, nhưng với sự năng động của mình, Ngân hàng Công thương Đống Đa ngày càng kinh doanh có hiệu quả, chữ tín ngày càng cao, trở thành một địa điểm tin cậy, có sức thuyết phục đối với khách hàng.Điều này được thể hiện ở nhiều mặt trong hoạt động của ngân hàng.
    Quận Đống Đa với 26 phường, trên 40 vạn dân, được xếp vào một trong những quận rộng nhất và có kinh tế phát triển nhất ở Hà Nội. Mặt khác đây là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp quốc doanh lớn, đồng thời lại có nhiều doanh nghiệp tập thể, liên doanh tư nhân hoạt động sản xuất đa dạng, nhiều lĩnh vực khác nhauVì vậy một trong những vấn đề quan trọng được đặt ra hiện nay là phải khai thác, thu hút và giữ được khách hàng bằng uy tín của mình.
    Ngay từ khi mới thành lập, Ngân hàng Công thương Đống Đa đã có một mạng lưới kinh doanh rộng lớn với một trụ sở chính và mười bốn quỹ tiết kiệm phân bố đều khắp trong quận và vùng phụ cận. Ngân hàng có một đội ngũ lãnh đạo có trình độ chuyên môn cao, có năng lực và nhiệt tình trong công tác. Ban giám đốc thường xuyên nắm sát tình hình sản xuất kinh doanh trên địa bàn và của ngân hàng kịp thời giải quyết những khó khăn mới phát sinh, đặt ra mục tiêu và chủ truong hợp lý, đặc biệt là chủ trương sắp xếp đội ngũ cán bộ công nhân viên ngân hàng, Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa đã trở thành một ngân hàng kinh doanh hiệu quả trong nhiều năm liên tục.
    Ngân hàng Công thương Đống Đa cũng luôn xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh đúng đắn, phù hợp với từng thời kỳ dựa trên bốn mục tiêu chủ yếu mà ngân hàng coi là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của mình: đó là kinh tế phát triển, an toàn vốn, tôn trọng pháp luật và lợi nhuận hợp lý. kinh tế phát triển là mục tiêu hàng đầu của ngân hàng đầu của ngân hàng mà theo đó ngân hàng nên tạo môi trường thuận lợi cho khách hàng kinh doanh, do hiệu quả của khách hàng và hiệu quả của ngân hàng và từ đó đổi mới lề lối làm việc . An toàn vốn là mục tiêu quan trọng, do vậy phải có biện pháp cụ thể như: thẩm định kỹ trước, trong và sau khi cho vay. Điều này đòi hỏi cấn bộ ngân hàng phải có trác nhiệm , năng lực và kiến thức , phòng kiểm soát phải hoạt động có hiệu quả. Mục tiêu tôn trọng pháp luật đã chứng tỏ Ngân hàng Công thương Đống Đa không chỉ chạy theo lợi nhuận đơn thuần, mà lợi nhuận đạt được trên cơ sở hợp lý trong khuân khổ pháp luật chứ không phải bất chấp pháp luật. Còn với mục tiêu lợi nhuận hợp lý, Ngân hàng Công thương Đống Đa luôn cho vay theo lãi suất chung trên thị trường chủ động da dạng hoá các dịch vụ như : bảo lãnh, cầm cố, thu chi tiền mặt theo yêu cầu của khách hàng.
    Với một hướng đi đúng đắn như vậy, liên tục nhiều năm gần đây Ngân hàng Công thương Đống Đa đã đạt được mức lợi nhuận vượt kế hoạch, phục vụ kịp thời và có hiệu quả nhu cầu vốn, tạo môi trường cho các thành phần kinh tế phát triển sản suất kinh doanh, góp phần đưa nền kinh tế thị trường theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá củng cố vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh.
    2.1.2. Cơ cấu tổ chức

    Bộ máy lãnh đạo của ngân hàng Công thương Đống Đa gồm : một giám đốc, hai phó giám đốc và các phòng ban : kinh doanh đối nội, kinh doanh đối ngoại, kế toán tài chính, tiền tệ kho quỹ, kiểm soát, thông tin điện toán, tổ chức hành chính và hai phòng giao dịch.
    Các dịch vụ Ngân hàng Công thương Đống Đa cung cấp cho khách hàng gồm: Nhận tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn bằng VND và ngoại tệ ; phát hành kỳ phiếu trái phiếu ngân hàng ; cho vay ngắn hạn cho vay trung dài hạn ; mở L/C ; thanh toán quốc tế ; kinh doanh ngoại tệ ; chuyển tiền.


    2.1.3.Tình hình hoạt động sản suất kinh doanh của Ngân hàng Công thương Đống Đa
    Những năm vừa qua là một giai đoạn hết sức khó khăn đối với Việt Nam nói chung và đối với hoạt động của toàn ngành ngân hàng nói riêng. Chúng ta phải đối dầu với hai cơn bão lớn: ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ khu vực và những thiên tai nặng nề liên tiếp. Tuy vậy, Việt Nam đã vươn lên và trụ vững trước những khó khăn thách thức đó. Hoà chung thành quả của cả nước, Ngân hàng Công thương Đống Đa đã không ngừng nỗ lực để khẳng định uy tín và vị thế của mình trên thị trường khu vực cũng như quốc tế. Và mặc dù còn có những mặt hạn chế nhưng ngân hàng đã đạt những kết quả khá khả quan trong hoạt động kinh doanh. Điều này được thể hiện ở những mặt chủ yếu sau:
    *Về huy động vốn
    Chính sách nguồn vốn được coi là một trong những chính sách quan trọng quyết định sự thành công của ngân hàng. Vì vậy, Ngân hàng Công thương Đống Đa luôn luôn xác định tạo vốn là khâu mở để xây dựng một mặt bằng ổn định và vững chắc cho các hoạt động kinh doanh.
    Với phương châm coi nguồn vốn trong nước là quyết định, vốn nước ngoài là quan trọng và nhận thức được vai trò của mối tương quan giữa vốn nội tệ và vốn ngoại tệ, Ngân hàng Công thương Đống Đa đã dạng hoá nguồn vốn bằng nhiều biện pháp và thông qua các kênh khác nhau trong ngân hàng, chú trọng tăng tỷ trọng vốn trung và dài hạn bằng các biện pháp như: tăng tiền gửi tiết kiệm của dân cư, đồng thời khai thác triệt các nguồn tài trợ của các tổ chức tài chính- tiền tệ quốc tế .
    Kết quả của những nỗ lực trên của ngân hàng là trong nhiều năm liên tục nguồn vốn huy động của Ngân hàng Công thương Đống Đa luôn tăng trưởng đáng kể và cơ cấu nguồn vốn cũng thay đổi theo hướng tích cực : vốn trong nước chiếm tỷ lệ cao, vốn huy động dài hạn tăng . Cụ thể :
    - Về tổng nguồn vốn:
    Nguồn vốn các năm đều tăng cả về số tương đối và số tuyệt đối. Năm 2000 tổng nguồn vốn đạt 1850 tỷ đồng, năm 2001 đạt 2010tỷ đồng, Năm 2002 tổng nguồn vốn đạt 2320 tỷ đồng tăng hơn so với năm 2001, trong khi đó nguồn vốn huy động cũng tăng lên tương ứng. Điều này cho thấy sự phát triển nhanh chóng và vững chắc trong hoạt động quản lí kinh doanh của ngân hàng và Ngân hàng Công thương Đống Đa đã tạo được uy tín đối với khách hàng trong việc huy động vốn.
    Để xem xét rõ hơn cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2000 – 2002 ta có biểu 1


    Biểu 1 : Cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2000 - 2002




    Nguồn vốn200020012002
    1. Tiền gửi tiết kiệm1.20012301300
    - Không kỳ hạn202520
    - Có kỳ hạn118012051340
    2. Tiền gửi TCKT650750800
    3. Kỳ phiếu030160
    4. Việt nam đồng140015001750
    5. Ngoại tệ450510570
    Cộng185020102320




    - Về cơ cấu nguồn vốn:
    Tiền gửi tiết kiệm năm 2000 đạt 1200 tỷ, năm 2001 là 1230 tỷ tăng so với năm2000. Đến năm 2002 tiền gửi tiết kiệm đã tang vượt hon là 1300 tỷ Trongkhi đó tiền gửi của các tổ chức kinh tế: Năm 2001 tiền gửi của các tổ chức kinh tế đạt750 tỉ đồng tăng so với năm 2000 là 100 tỷ đồng,nhưng đến nam 2002 tăng vượt đạt 800 tỷ. Điều này cho chúng ta thấy rằng nguồn vốn của chi nhánh không ngừng tăng trưởng, đáng kể là tiền gửi của một số doanh nghiệp mới mở tài khoản có hoạt động lớn. Do vậy có sự thay đổi về cơ cấu nguồn vốn theo hướng có lợi cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
    *Về sử dụng vốn:
    Tương ứng với nguồn vốn về tổng tài sản: các năm từ 2000 đến năm 2002 đều tăng năm sau cao hơn năm trước với tốc độ tăng bình quân hàng năm trên 16%.
    - Về hoạt động tín dụng:
    Từ năm 2000- 2002 cơ cấu vốn tín dụng của ngân hàng thay đổi đáng kể theo hướng giảm cho vay trung và dài hạn.
    Về việc sử dụng vốn các năm từ 2000 đến năm 2002 đều tăng năm sau cao hơn năm trước được thể hiện thông qua biểu 2.




    Sử dụng vốn200020012002
    Doanh số cho vay14101740
    Quốc doanh 12501555
    Ngoài quốc doanh160185
    Doanh số thu nợ10601000
    Quốc doanh1020935
    Ngoài quốc doanh140165
    Dư nợ95014901670
    Quốc doanh80013201495
    Ngoài quốc doanh150170175



     
Đang tải...