Đồ Án Thực trạng chăm sóc sức khỏe tinh thần của học sinh trường THPT Thuận Thành Số 1- Bắc Ninh và đề xuấ

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tính cấp thiết của đề tài.
    Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã khẳng định rằng sức khỏe con người bao gồm sức khỏe thể chất, tinh thần, xã hội và không có bệnh tật trong đó sức khỏe tinh thần đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của con người. Xã hội ngày càng phát triển kéo theo nhiều thay đổi trong đời sống con người, bên cạnh những mặt tích cực, hệ quả của nó làm phát sinh ngày càng nhiều những yếu tố tâm lý xã hội gây stress làm ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của con người như: Lo âu, trầm cảm, tâm thần phân liệt, hoang tưởng Những vấn đề này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.Theo nghiên cứu của Rieger và cộng sự (1990) có khoảng 15% dân số nói chung trong cuộc đời đã trải nghiệm các triệu chứng mang đặc trưng của rối loạn lo âu và 2,3- 8,1% có rối loạn lo âu hiện hữu.
    Học sinh phổ thông là những nhân cách đang phát triển và trưởng thành, tâm lý luôn có nhiều biến động. Do đó các em rất dễ bị ảnh hưởng, tổn thương bởi những yếu tố tâm lý- xã hội- nhà trường, gia đình và vì thế nguy cơ dẫn đến những vấn đề về sức khỏe tinh thần là rất lớn. Theo thống kê trên thê giới, tỷ lệ trẻ em có rối loạn tâm lý là 5,7- 17,7%. Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của PGS.TS Nguyễn Công Khanh (4/2000) trên 503 học sinh cấp 2, cấp 3 thuộc khu vực Hà Nội có ít nhất 17,47- 18,81 em học sinh có biểu hiện rối loạn lo âu.
    Trong nhà trường luôn có một tỉ lệ học sinh có vấn đề về sức khỏe tinh thần, số liệu 19,46% học sinh trong độ tuổi 10-16 tuổi gặp trục trặc về vấn đề sức khỏe tinh thần là con số đáng lo ngại . Những rối loạn cảm xúc sẽ làm giảm khả năng học tập và phát triển của học sinh, phá vỡ nghiêm trọng sự phát triển về mặt xã hội. Nếu không ngăn chặn, phát hiện và hỗ trợ kịp thời thì sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển tâm sinh lý, nhân cách của các em.

    Thực trạng sức khỏe tinh thần trẻ em, đặc biệt là thực trạng sức khỏe tinh thần của học sinh lứa tuổi phổ thông đang làvấn đề đang lo ngại hiện nay, bởi lứa tuổi học sinh THPT là lứa tuổi có những đặc điểm tâm sinh lý đặc biệt.Chính vì vậy, để giúp cho các em có một sức khỏe tinh thần tốt, nguồn lực để các em sống khỏe mạnh, nền tảng cho chất lượng cuộc sống, chúng ta cần quan tâm đến vấn đề chăm sóc sức khỏe tinh thần của các em học sinh.
    Và công tác xã hội học đường đang là một đòi hỏi cấp thiết trong xã hội hiện nay. Vai trò của nhân viên CTXH rất quan trọng và cần thiết, họ là những người giúp các em giải gỡ, chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống đồng thời cũng là cầu nối giữa các em với nhà trường, gia đình.
    Từ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn trên, tôi chọn đề tài: “Thực trạng chăm sóc sức khỏe tinh thần của học sinh trường THPT Thuận Thành Số 1 và đề xuất một số biện pháp hỗ trợ cuả công tác xã hội”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...