Tài liệu Thực trạng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho dân tộc La Hủ” (nghiên cứu trên địa bàn các xã Bum Tở, xã B

Thảo luận trong 'Dân Tộc Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU



    1. Lý do chọn đề tài


    Con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển xã hội, nên phát triển nguồn nhân lực luôn được sự quan tâm chú ý trong chiến lược phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nước ta. Trước tiên để phát triển con người toàn diện thì cần phải có một sức khỏe tốt, nếu không có một thể lực mạnh khỏe thì khó có thể làm được việc gì. Hồ Chí Minh cũng đãn rất coi trọng sức khỏe con người, Người đã từng nói: “Mõi người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt. Mỗi người dân mạnh khỏe tức là cả nước mạnh khỏe. Dân cường thì nước thịnh”. Trong Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII cũng đã nêu: “Sự cường tráng về thể chất là nhu cầu của bản thân con người đồng thời là vốn quý để tạo ra tài sản trí tuệ và vật chất cho xã hội, chăm lo cho con người về thể chất là trách nhiệm của bản thân xã hội”. Sức khỏe là vốn quý có sức khỏe thì sẽ khỏe mạnh, làm giàu cho bản thân tạo ra nhiều của cải cho xã hội thúc đẩy đất nước phát triển.

    Vấn đề chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân đang là mối quan tâm của xã hội hiện nay, toàn Đảng toàn dân ta luôn quan tâm chú ý đến vấn đề này và được thể hiện nhất quán trong nghị quyết Trung ương khóa VII là: “Sự nghiệp chăm sóc sức khỏe là trách nhiệm của cộng đồng và mỗi người dân, trách nhiệm của Đảng, của chính quyền, ”.

    Chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân giai đoạn 2001 – 2010 có đưa ra mục tiêu chung là : Phấn đấu để mọi người dân được hưởng các dịch vụ CSSKBĐ, có điều kiện tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng. Mọi người đều được sống trong cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thể chất và tinh thần. Giảm tỷ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ và phát triển giống nòi. (12)

    Đặc biệt là việc quan tâm chăm sóc sức khỏe cho đối tượng người nghèo nói chung và người nghèo dân tộc thiểu số nói riêng, được thể hiện trong nhiều văn bản quan trọng của Đảng và Nhà nước. Trong đó, đặc biệt quan trọng là các văn bản về đảm bảo quyền được khám chữa bệnh và tăng cường khả năng tiếp cận cũng như sử dụng dịch vụ y tế của mọi người dân thông qua các chính sách phát triển bảo hiểm y tế và củng cố mạng lưới y tế cơ sở. Như:

    Quyết định 135/1998/QĐ - TTg năm 1998, được Thủ tướng Chính phủ ban hành và phê duyệt chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu vùng xa.

    Năm 2001, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định 186/2001/QĐ - TTg về chương trình phát triển kinh tế xã hội cho 6 tỉnh miền núi phía Bắc đặc biệt khó khăn, đó là: Cao Bằng, Bắc Cạn, Lào Cai, Hà Giang, Sơn La và Lai Châu.

    Năm 2002, ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành chỉ thị số 06 – CT/TW về củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, trong đó nêu rõ: “Cần phải xây dựng các chính sách y tế ưu tiên cho người dân sống ở khu vực vùng sâu, vùng xa, đặc biệt người dân tộc thiểu số nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, góp phần nâng cao sức khỏe người dân”.

    Được sự quan tâm ngày càng nhiều của Đảng và Nhà nước, trên thực tế là, tại rất nhiều xã miền núi các trạm y tế với đội ngũ thầy thuốc đã phần nào đáp ứng được nhu cầu tối thiểu về chữa bệnh cho nhân dân. Thực trạng đó thể hiện qua số lượt người dân đến khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế đã ngày một tăng lên. Lòng tin của đồng bào dân tộc thiểu số vào các thầy thuốc tây y ngày càng được củng cố. Có thể có một cái nhìn khái quát là hệ thống y tế Nhà Nước ở các cơ sở đã có nỗ lực lớn thu hút người dân miền núi đến khám và chữa bệnh. Đó là một khía cạnh đáng mừng, tuy nhiên thực trạng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho các dân tộc thiểu số có số dân quá ít như dân tộc La Hủ còn đang tồn tại rất nhiều bất cập.

    Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã và đang thực hiện nhiều chính sách, chương trình dự án nhằm nâng cao đời sống, đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa xã hội vùng các dân tộc thiểu số đặc biệt là dân tộc La Hủ. Hệ thống cơ sở hạ tầng vùng dân tộc La Hủ đã được Nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng, đời sống cộng đồng dân tộc La Hủ phần nào được cải thiện cả về vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên , do một số hạn chế: địa bàn cư trú khó khăn, trình độ học vấn, khả năng tiếp cận với khoa học kỹ thuật, còn kém nên mặc dù được Đảng và Nhà nước từ Trung ương đến địa phương tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ phát triển sản xuất, nhưng dân tộc La Hủ vẫn là dân tộc có mức sống thấp, tỷ lệ hộ nghèo đói cao, chất lượng chăm sóc sức khỏe đồng bào La Hủ còn nhiều hạn chế.

    Vì những lý do trên mà tôi chọn đề tài: “Thực trạng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho dân tộc La Hủ” (nghiên cứu trên địa bàn các xã Bum Tở, xã Ba Vệ Sủ, xã Pa ủ, xã Ka Lăng, xã Nậm Khao thuộc huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu).


    2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

    2.1. Ý nghĩa lý luận


    Nghiên cứu dựa trên các kiến thức của xã hội học chuyên ngành và xã hội học đại cương nhằm làm rõ vấn đề “thực trạng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho dân tộc La Hủ”.

    Qua nghiên cứu giúp cho việc củng cố và hoàn thiện hơn hệ thống lý luận của xã hội học chuyên ngành và xã hội học đại cương. Đồng thời từ cái nhìn khái quát hóa, trừu tượng hóa mở ra một số hướng tiếp cận về hoạt động y tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số dưới góc độ xã hội học, gợi mở những nghiên cứu tiếp theo với quy mô lớn hơn sâu hơn.

    2.2. Ý nghĩa thực tiễn

    Dưới góc độ tiếp cận của xã hội học cho chúng ta thấy rõ thực trạng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho đồng bào dân tộc thiểu số La Hủ ở xã Bum Tở, xã Ba Vệ Sủ, xã Pa ủ, xã Ka Lăng, xã Nậm Khao – thuộc huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu.

    Đồng thời tìm ra những mặt tích cực, những mặt hạn chế cần khắc phục trong hoạt động của cán bộ y tế ở các vùng dân tộc thiểu số. Giúp chúng ta thấy rõ được sự đánh giá của người dân về một số yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu cho cộng đồng y tế. Đề xuất giải pháp để khắc phục những khó khăn yếu kém còn tồn tại phát huy vai trò đội ngũ cán bộ y tế của dân tộc La Hủ ở huyện Mường Tè nói riêng và cả nước nói chung.


    3. Mục đích nghiên cứu của đề tài

    Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm làm sáng tỏ “Thực trạng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho dân tộc La Hủ”.

    Trong khuôn khổ của một báo cáo thực tập về chuyên ngành xã hội học tôi tập trung làm rõ thực trạng chăm sóc sức khỏe ban đầu về một số vấn đề sau:

    * Thực trạng về kiện toàn mạng lưới y tế ở địa bàn dân tộc La Hủ sinh sống.

    * Thực trạng chăm sóc sức khỏe bà mẹ – trẻ em

    * Thực trạng vệ sinh môi trường của đồng bào.

    * Từ việc phân tích trên tôi xin đưa ra một số kết luận và khuyến nghị có tính khả thi giúp các nhà hoạch định chính sách cùng chính quyền địa phương có cơ sở tham khảo để đề ra những chính sách và chương trình, kế hoạch phát triển để nâng cao chất lượng chăm sóc ban đầu cho dân tộc La Hủ ở địa bàn huyện Mường Tè nói riêng và đồng bào các dân tộc thiểu số nói chung trong cả nước.


    4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu

    4.1. Đối tượng nghiên cứu


    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: “Thực trạng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho dân tộc La Hủ”.

    4.2. Khách thể nghiên cứu

    Khách thể nghiên cứu của đề tài là: Dân tộc La Hủ sinh sống trên địa bàn xã Bum Tở, xã Ba Vệ Sủ, xã Ka Lăng, xã Nậm Khao thuộc huyện Mường Tè tỉnh Lai Châu.

    4.3. Phạm vi nghiên cứu

    Trong khuôn khổ báo cáo thực tập về: “Thực trạng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho dân tộc La Hủ”, tôi đã sử dụng nguồn tư liệu, số liệu tổng hợp của:

    * Dự thảo báo cáo tổng hợp: “Dự án điều tra cơ bản dân tộc La Hủ” – năm 2006, của KS, CN Vy Xuân Hoa – Phó vụ trưởng Vụ chính sách dân tộc, thuộc ủy ban dân tộc miền núi.

    - Trong dự án này đã tiến hành điều tra 454 hộ đồng bào dân tộc La Hủ trên địa bàn 5 xã thuộc huyện Mường Tè tỉnh Lai Châu:

    + Xã Bum Tở

    + Xã Ba Vệ Sủ

    + Xã Pa ủ

    + Xã Ka Lăng

    + Xã Nậm Khao

    Dự án điều tra về:

    + Kinh tế

    + Văn hóa, y tế và giáo dục

    + Chính sách và thực hiện chính sách.

    Ở báo cáo của tôi, tôi xin phép lấy một phần số liệu về y tế.


    5. Phương pháp nghiên cứu

    Để có được những số liệu biên bản phỏng vấn sâu trong báo cáo của tôi, tôi đã sử dụng phương pháp phân tích tài liệu dựa trên số liệu của Dự thảo báo cáo tổng hợp: “Dự án điều tra cơ bản dân tộc La Hủ” – năm 2006, của KS, CN Vy Xuân Hoa – Phó vụ trưởng Vụ chính sách dân tộc, thuộc ủy ban dân tộc miền núi.


    6. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết

    6.1. Giả thuyết nghiên cứu.


    Mô tả về:

    * Kiện toàn mạng lưới y tế cơ sở tuy đã có những đầu tư đáng kể xong còn tồn tại nhiều hạn chế, tỷ lệ hoạt động của các trạm y tê quá thấp so với số lượng dân cư; số lượng cán bộ y tế tại các xã còn rất ít, nơi đến khám chữa bệnh của đồng bào dân tộc.

    * Thực trạng chăm sóc sức khỏe bà mẹ – trẻ em ngày càng được quan tâm nhiều hơn, được thể hiện qua các chỉ báo về: Nơi sinh đẻ; tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng, tỷ lệ trẻ được uống và tiêm phòng.

    * Vệ sinh môi trường của dân tộc La Hủ còn kém.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...