Tiến Sĩ Thực trạng chăm sóc sau sinh của bà mẹ đến sinh con tại hai bệnh viện ở Hà nội và đánh giá hiệu quả

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 10/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC
    NĂM 2014

    MỤC LỤC
    Lời cam đoan
    Lời cám ơn
    Bảng chữ viết tắt
    Mục lục
    Danh mục bảng
    Danh mục biểu đồ
    Danh mục sơ đồ và hình

    Chương I. TỔNG QUAN
    1.1. Chăm sóc sau sinh cho bà mẹ và trẻ sơ sinh tại cộng đồng
    1.1.1. Một số khái niệm
    1.1.2. Sinh lý hậu sản thường và sơ sinh đủ tháng
    1.1.2.1.Giải phẫu và sinh lý hậu sản thường
    1.1.2.2. Sơ sinh đủ tháng và những vấn đề sức khỏe
    1.1.3. Những nguy cơ của bà mẹ và trẻ sơ sinh thời kỳ hậu sản
    1.1.3. 1. Những nguy cơ của bà mẹ
    1.1.3.2. Những nguy cơ của trẻ sơ sinh
    1.1.4. Nội dung chăm sóc sau sinh về y tế
    1.1.4.1. Thời điểm CSSS
    1.1.4.2. Nội dung CSSS theo hướng dẫn quốc gia về SKSS
    1.1.4.3 Chính sách nghỉ sau sinh của bà mẹ.
    1.2. Kiến thức, thực hành của bà mẹ về CSSS
    1.2.1. Kiến thức và thực hành CSSS trên thế giới
    1.2.2. Kiến thức và thực hành CSSS tại Việt Nam
    1.3. Các mô hình chăm sóc sau sinh tại nhà
    1.3.2. Mô hình chăm sóc sau sinh tại nhà trên thế giới
    1.3.3. Mô hình chăm sóc sau sinh tại nhà ở Việt Nam

    Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    2.1. Địa điểm nghiên cứu
    2.2. Phương pháp nghiên cứu
    2.2.1. Thiết kế mô tả cắt ngang
    2.2.1.1. Thời gian nghiên cứu
    2.2.1.2. Đối tượng nghiên cứu
    2.2.1.3. Cỡ mẫu
    2.2.1.4. Cách chọn mẫu
    2.2.1.5. Phương pháp và công cụ thu thập số liệu
    2.2.1.6. Các biến số nghiên cứu chính
    2.2.2. Thiết kế can thiệp
    2.2.2.1. Thời gian nghiên cứu
    2.2.2.2. Đối tượng nghiên cứu
    2.2.2.3. Cỡ mẫu
    2.2.2.4. Cách chọn mẫu
    2.2.2.5. Mô tả can thiệp
    2.2.2.6. Các biến số nghiên cứu chính
    2.3. Chỉ tiêu đánh giá sử dụng trong nghiên cứu
    2.4. Tiến trình nghiên cứu
    2.5. Xử lý và phân tích số liệu
    2.6. Sai số, giới hạn và hạn chế của đề tài và biện pháp khắc phục
    2.7. Đạo đức nghiên cứu

    Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
    3.1. Mô tả thực trạng kiến thức, thực hành và nhu cầu CSSS của
    bà mẹ đến sinh con tại hai địa điểm nghiên cứu
    3.1.1. Thực trạng chăm sóc sau sinh tại gia đình
    3.1.1.1. Đặc điểm của các bà mẹ tham gia nghiên cứu
    3.1.1.2. Điều kiện sinh hoạt sau sinh của bà mẹ
    3.1.1.3. Người chăm sóc các bà mẹ
    3.1.1.4. Tiếp cận thông tin về chăm sóc sau sinh của bà mẹ tại cộng đồng
    3.1.1.5. Tình trạng sức khỏe của bà mẹ và trẻ sơ sinh
    3.1.2. Thực trạng kiến thức về CSSS của bà mẹ
    3.1.2.1. Kiến thức bà mẹ theo các nội dung chuyên biệt
    3.1.2.2. Kiến thức chung về CSSS
    3.1.3. Thực trạng thực hành về CSSS của bà mẹ
    3.1.3.1. Thực hành của bà mẹ theo các nội dung chuyên biệt
    3.1.3.2. Thực hành chung về CSSS
    3.1.4. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành CSSS
    của bà mẹ
    3.1.5. Nhu cầu của bà mẹ về dịch vụ CSSS
    3.3.1. Khó khăn của bà mẹ trong thời kỳ hậu sản
    3.3.2. Nhu cầu của bà mẹ thời kỳ sau sinh
    3.3.3. Nhu cầu về chăm sóc tại nhà
    3.2. Đánh giá hiệu quả mô hình chăm sóc sau sinh tại hai bệnh viện đã chọn
    3.2.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
    3.2.2. Đặc điểm lần sinh tại thời điểm nghiên cứu
    3.2.3. Điều kiện sinh hoạt sau sinh của bà mẹ
    3.2.4. Hiệu can thiệp về thay đổi kiến thức
    3.2.5. Hiệu quả can thiệp về thay đổi thực hành
    3.2.6. Kiểm định sự khác biệt TB điểm kiến thức và thực hành chung CSSS của bà mẹ sau can thiệp
    3.2.7.Đánh giá của bà mẹ về chất lượng dịch vụ
    3.2.8. Đánh giá dịch vụ về phía người cung cấp

    Chương 4. BÀN LUẬN
    4.1. Mô tả thực trạng kiến thức, thực hành và nhu cầu CSSS của bà mẹ đến sinh con tại hai địa điểm nghiên cứu
    4.1.1. Thực trạng chăm sóc sau sinh tại gia đình
    4.1.1.1. Đặc điểm của các bà mẹ tham gia nghiên cứu
    4.1.1.2. Điều kiện sinh hoạt sau sinh của bà mẹ
    4.1.1.3. Người chăm sóc các bà mẹ

    4.1.1.4. Tiếp cận thông tin về chăm sóc sau sinh của bà mẹ tại cộng đồng
    4.1.1.5. Tình trạng sức khỏe của bà mẹ và trẻ sơ sinh 2 tuần sau khi xuất viện
    4.1.2. Thực trạng kiến thức CSSS của bà mẹ
    4.1.2.1. Kiến thức bà mẹ về CSSS theo các nội dung chuyên biệt
    4.1.2.2. Kiến thức chung của bà mẹ về CSSS
    4.1.3. Thực hành CSSS của bà mẹ
    4.1.3.1. Thực hành của bà mẹ về CSSS theo các nội dung chuyên biệt
    4.1.3.2. Thực hành chung về CSSS
    4.1.4. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành CSSS của bà mẹ
    4.1.5. Nhu cầu của bà mẹ về dịch vụ CSSS
    4.1.5.1. Khó khăn của bà mẹ trong thời kỳ hậu sản
    4.1.5.2. Nhu cầu của bà mẹ thời kỳ sau sinh
    4.1.5.3. Nhu cầu về dịch vụ CS chăm sóc tại nhà
    4.2.Đánh giá hiệu quả mô hình chăm sóc sau sinh tại hai bệnh viện đã chọn
    4.2.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
    4.2.2. Đặc điểm lần sinh tại thời điểm nghiên cứu
    4.2.3. Điều kiện sinh hoạt sau sinh của bà mẹ
    4.2.4. Hiệu quả can thiệp của mô hình đến sự thay đổi kiến thức
    4.2.5. Hiệu quả can thiệp của mô hình đến sự thay đổi thực hành
    4.2.6. Kiểm định sự khác biệt TB điểm kiến thức và thực hành CSSS của bà mẹ sau can thiệp
    4.2.7. Đánh giá của bà mẹ về chất lượng dịch vụ
    4.2.8. Các yếu tố thuận lợi và cản trở thực hiện mô hình
    4.3. Bàn luận về phương pháp nghiên cứu

    KẾT LUẬN 128
    KIẾN NGHỊ 130
    DANH MỤC BÀI BÁO CÔNG BỐ 132
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 145-169
    PHỤ LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Thời kỳ sau sinh là một giai đoạn vô cùng quan trọng do có những thay đổi mạnh mẽ về thể chất, sinh lý, cảm xúc đồng thời với sự nảy sinh các mối quan hệ mới và là bước chuyển đổi vai trò từ “người phụ nữ” trở thành “người mẹ”. Đây cũng là giai đoạn mà sức khỏe của người mẹ và của trẻ sơ sinh cần được quan tâm nhiều nhất.
    Theo Tổ chức y tế thế giới, có khoảng 60% tử vong bà mẹ và 32% tử vong sơ sinh xảy ra vào ngày thứ nhất sau sinh. Khoảng 13% và 4% tỷ lệ tử vong mẹ; 5% và 15% tử vong sơ sinh xảy ra vào tuần thứ nhất và tuần thứ 2 sau sinh [111]. Ở Châu Phi, nơi có tỷ lệ tử vong sau sinh cao nhất thế giới, mỗi năm có khoảng 1,16 triệu trẻ em tử vong trong 28 ngày đầu sau sinh và có 850.000 trẻ
    không thể sống sót sau tuần đầu tiên [51]. Ở Việt Nam, theo số liệu của Bộ Y tế năm 2009, tỷ lệ tử vong bà mẹ (MMR) là 69/100.000 trẻ đẻ sống và tỷ lệ tử vong sơ sinh (IMR) là 16/1000 trẻ đẻ sống [5]. Hai tuần đầu sau sinh là khoảng thời gian mà tần suất xuất hiện của các biến chứng sau sinh phổ biến nhất. Các biến chứng sau sinh có thể xảy ra đối với sản phụ bao gồm: chảy máu, bế sản dịch, nhiễm khuẩn sinh dục và tiết niệu, các tổn thương ở vú, tầng sinh môn, hoặc rối loạn tâm thần sau sinh Trẻ sơ sinh có thể có những vấn đề sức khỏe như nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm trùng rốn, vàng da bệnh lý [108].
    Nếu giai đoạn ngay sau sinh, các sản phụ và trẻ sơ sinh được chăm sóc một cách khoa học sẽ tạo được tiền đề tốt cho sức khỏe của mẹ-con, góp phần giảm thiểu tỷ lệ tử vong và bệnh tật, đảm bảo sự an toàn, phòng tránh hoặc phát hiện sớm những biến chứng sau sinh, giúp bà mẹ chóng hồi phục về sức khỏe, trẻ sơ sinh dễ dàng thích nghi với hoàn cảnh và môi trường mới sau sinh. Tuy nhiên, hầu hết các hoạt động chăm sóc sau sinh (CSSS) hiện nay mới chỉ được chú trọng trong thời gian các bà mẹ nằm viện (24-48 giờ đầu tiên). Các thăm khám sau sinh kể từ khi xuất viện cho đến hết thời kỳ hậu sản (42 ngày) hiện chưa được quan tâm [51], [94]. Công tác chăm sóc sau sinh bị xem nhẹ làm giảm cơ hội nâng cao sức khỏe của bà mẹ và trẻ em, cũng như làm chậm quá trình phát hiện sớm và điều trị bệnh tật cho họ. Kiến thức và thực hành về chăm sóc sau sinh của bà mẹ hiện còn mang tính kinh nghiệm và tự phát [52]. Hiện tại, ở Việt Nam, một số cơ sở y tế công lập và tư nhân đã triển khai dịch vụ chăm sóc
    sau sinh tại nhà. Tuy nhiên, hầu hết mới chỉ dừng ở mức độ thực hành chăm sóc sức khỏe cho mẹ và trẻ sơ sinh như khám, kiểm tra sức khỏe, tắm cho bé, masasge da mẹ [40].
    Chính vì vậy, tiến hành một can thiệp toàn diện chăm sóc sau sinh cho các bà mẹ tại cộng đồng trong đó chú trọng đến tư vấn, hướng dẫn các bà mẹ về chăm sóc sau đẻ theo hướng dẫn quốc gia về sức khỏe sinh sản là một việc làm cần thiết. Tuy nhiên nhiều câu hỏi cũng được đặt ra cho dịch vụ về tính hiệu quả, sự chấp nhận của cộng đồng, tính chí phí- hiệu quả, mức độ đáp ứng về nhu cầu
    chăm sóc sau sinh của bà mẹ, địa bàn áp dụng, cách thức triển khai và các yếu tố ảnh hưởng. Đây cũng chính là tiền đề nghiên cứu của đề tài:
    Thực trạng chăm sóc sau sinh của bà mẹ ở hai bệnh viện trên địa bàn Hà nội và đánh giá hiệu quả mô hình chăm sóc sau sinh tại nhà” với hai mục tiêu nghiên cứu:
    1. Mô tả thực trạng kiến thức, thực hành, nhu cầu chăm sóc sau sinh của các bà mẹ đến sinh con tại bệnh viện Phụ sản trung ương và bệnh viện huyện Ba Vì năm 2011
    2. Đánh giá hiệu quả mô hình chăm sóc tại nhà trên những bà mẹ đến sinh con tại hai bệnh viện.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...