Báo Cáo Thực trạng cạnh tranh và độc quyền ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Bống Hà, 18/4/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    B. NỘI DUNG
    I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN.
    1. Khái niệm thị trường, cạnh tranh và độc quyền.
    1.1 Thị trường

    Thị trường là nơi trao đổi hàng hoá được sản xuất ra và hình thành trong quá trình sản xuất và trao đổi hàng hoá cùng với mọi quan hệ kinh tế giữa người với người, liên kết với nhau thông qua trao đổi hàng hoá.
    Thị trường là một phạm trù của nền sản xuất và lưu thông hàng hoá, phản ánh toàn bộ quan hệ trao đổi giữa người mua và người bán.Thị trường chứa đựng tổng cung, tổng cầu, mối quan hệ cung – cầu , mức giá và các yếu tố không gian, thời gian, xã hội đối với một loại sản phẩm nhất định của nền sản xuất hàng hoá.
    Các loại thị trường lớn là:
    Thị trường hàng hoá và dịch vụ : là bộ phận cơ bản của thị trường, đầu ra của nền kinh tế, bao gồm toàn bộ các quan hệ trao đổi mua bán hàng hoá và dịch vụ giữa các chủ thể tham gia thị trường đã được thể chế hoá.
    Thị trường tài chính : là các định chế qua đó người muốn tiết kiệm có thể cấp vốn trực tiếp cho người vay. Hai thị trường tài chính quan trọng nhất trong nền kinh tế là thị trường trái phiếu và thị trường cổ phiếu.
    Thị trường lao động : thừa nhận sức lao động là hàng hoá ; tiền lương, tiền công la giá cả của hàng hoá sức lao động.
    Thị trường bất động sản: trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là thị trường chuyển nhượng mua bán quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đất.
    Thị trường khoa học công nghệ : trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chủ yếu là thị trường chuyển giao và mua bán công nghệ. Quá trình chuyển giao công nghệ được thực hiện chủ yếu thông qua các hoạt động phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Nhà nước chủ yếu tạo điều kiện hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp cải tiến công nghệ.
    1.2.Cạnh tranh.
    Cạnh tranh là một trong những đặc trưng cơ bản của kinh tế thị trường.Cạnh tranh là các quan hệ kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau tìm mọi biện pháp để đạt được mục tiêu kinh tế của mình, thông thường là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như các điều kiện sản xuất, thị trường có lợi nhất.Mục đích cuối cùng của các chủ thể trong quá trình cạnh tranh là lợi ích tiêu dùng và lợi nhuận.
    Tuỳ theo tính chất và dưới các góc độ khác nhau mà cạnh tranh được phân chia thành nhiều loại:
    Khi nói đến tính chất cạnh tranh thì có hai loại: Cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh. Cạnh tranh không lành mạnh là những hành vi cạnh tranh không hợp pháp hoặc không phù hợp với đạo lý, truyền thống của dân tộc. Cạnh tranh lành mạnh đối lập với cạnh tranh không lành mạnh.
    Dưới góc độ các chủ thể kinh tế tham gia thị trường, có cạnh tranh giữa những người sản xuất( người bán) với nhau, giữa những người mua và người bán, người sản xuất và người tiêu dùng, và giữa những người mua với nhau.Ở đây cạnh tranh xoay quanh vấn đề chất lượng hàng hoá, giá cả và điều kiện dịch vụ.
    Dưới góc độ thị trường, góc độ thực chứng thì có hai loại cạnh tranh là cạnh tranh hoàn hảo và cạnh tranh không hoàn hảo. Cạnh tranh hoàn hảo hay thuần tuý là tình trạng cạnh tranh trong đó giá cả của một loại hàng hoá là không thay đổi trong toàn bộ địa danh của thị trường, bởi vì người mua, người bán đều biết tường tận về các điều kiện của thị trường.Cạnh tranh không hoàn hảo là hình thức cạnh tranh mà ở đó các cá nhân bán hàng hoặc các nhà sản xuất có đủ sức mạnh và thế lực có thể chi phối được giá ca sản phẩn của mình trên thị trường.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...