Đồ Án Thực trạng cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU.
    Những năm qua, ở nước ta, pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh ngày càng thu hót được sự quan tâm đông đảo của các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực. Nhiều công trình khoa học ở những phạm vi và mức độ tiếp cận khác nhau đã đề cập đến cơ sở lý luận về cạnh tranh và pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh, tìm hiểu nội dung pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh của một số nước trên thế giới, nêu ra nhu cầu và phương hướng xây dựng pháp luật cạnh tranh nói chung và pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh nói riêng .
    Tuy nhiên , chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách cơ bản, có hệ thống cơ sở lý luận, khái niệm, chức năng, nội dung của pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh cũng như nhu cầu, phương hướng xây dựng chế định pháp luật này tại Việt Nam.
    III MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA LUẬN VĂN
    Mục đích của luận văn là góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn cho sự hình thành và phương hướng xây dựng pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt nam.
    Để thực hiện được mục đích trên, nhiệm vụ của luận văn là:
    - Nghiên cứu, tìm hiểu cơ sở lý luận về cạnh tranh và pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh trong nền kinh tế thị trường ;
    - Phân tích làm sáng tỏ khái niệm , nội dung chủ yếu của pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh ;
    - Khái quát thực trạng cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường Việt nam và sự điều chỉnh pháp luật đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh hiện nay ;
    - Làm sáng tỏ nhu cầu và phương hướng xây dựng pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt nam.
    IV - PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    Theo thông lệ, pháp luật cạnh tranh gồm 02 bộ phận hợp thành là: Pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh và pháp luật chống hạn chế cạnh tranh có nội dung rất rộng, liên quan chặt chẽ đến chính sách kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia trong từng thời kỳ nhưng luận văn này chỉ tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn của sự hình thành và phương hướng xây dựng pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt nam hiện nay.
    V - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
    Phương pháp nghiên cứu có tính chất bao trùm được quán triệt để thực hiện luận văn là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác Lê nin, theo đó vấn đề điều chỉnh pháp luật phải được đặt trong bối cảnh lịch sử, cụ thể của quá trình hình thành và phát triển cơ chế thị trường ở nước ta trên cơ sở vận dụng các quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước về chính sách cạnh tranh và điều tiết cạnh tranh bằng pháp luật. Tại luận văn này phương pháp so sánh được quan tâm đặc biệt vì:
    - Ở nước ta, chống cạnh tranh không lành mạnh còn là lĩnh vực mới, chưa có kinh nghiệm điều chỉnh về mặt pháp luật;
    - Phương pháp so sánh cho phép chúng ta tìm hiểu quan điểm tiếp cận của pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh từ thực tiễn điều chỉnh pháp luật của nước ngoài cũng như thấy được khía cạnh quốc tế của cạnh tranh không lành mạnh.
    Ngoài ra, luận văn còn sử dụng phương pháp phân tích , tổng hợp để làm rõ cơ sở lý luận về cạnh tranh nói chung và cạnh tranh không lành mạnh nói riêng; phương pháp thống kê để làm rõ thực trạng cạnh tranh không lành mạnh và sự điều chỉnh pháp luật đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam .
    VI - NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN.
    - Về mặt lý luận:
    Đây là công trình nghiên cứu một cách có hệ thống cơ sở lý luận, khái niệm, nội dung của pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh. Việc làm này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, góp phần nhận dạng đầy đủ vai trò của pháp luật kinh tế trong điều kiện kinh tế thị trường.
    - Về thực tiễn:
    Trên cơ sở đánh giá thực trạng điều chỉnh pháp luật có liên quan đến cạnh tranh không lành mạnh ở Việt nam, luận văn đề xuất phương hướng, nội dung xây dựng pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt nam hiện nay.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...