Tiểu Luận Thực trạng cán cân thương mại Việt Nam sau gia nhập WTO

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. MỞ ĐẦU
    Thâm hụt cán cân thương mại là một vấn đề rất được quan tâm, chú trọng của nhiều quốc gia trên thế giới, do những tác động của nó đến các cân đối vĩ mô. Có câu: “Cuộc sống mà không có thách thức thì không gọi là cuộc sống”. Do vậy, là thành viên mới gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), Việt Nam phải chấp nhận những thách thức đặt ra của kinh tế toàn cầu, cùng với đó là sự đối mặt trước cuộc khủng hoảng tài chính thế giới và suy giảm kinh tế.
    Thách thức mà Việt Nam gặp phải hiện nay là cán cân thương mại đang rơi vào tình trạng thâm hụt khá nghiêm trọng. Các số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, trong 8 năm gần đây cán cân thương mại của nước ta thường xuyên bị thâm hụt, đặc biệt là kể từ khi gia nhâp WTO. Vì vậy, khi nghiên cứu nền kinh tế vĩ mô Việt Nam không thể không nhắc tới vấn đề đáng quan tâm này – một bài toán khó chưa tìm ra giải pháp toàn diện.
    Đây là lí do chúng tôi nghiên cứu và chọn vấn đề này viết tiểu luận kinh tế vĩ mô. Mục đích đặt ra là giúp hình thành khái quát về cán cân thương mại và đi sâu hơn về tình trạng thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam, nhằm bổ sung hiều biết phần nào và có cái nhìn tổng quan về kinh tế vĩ mô. Đồng thời thực hành khả năng làm việc theo nhóm, tập thể, đưa ra ý kiến, quan điểm cá nhân, học hỏi lẫn nhau.
    2. NỘI DUNG
    2.1 Bản chất cán cân thương mại
    2.1.1 Cán cân thương mại
    Cán cân thương mại của một quốc gia phản ánh khối lượng xuất nhập khẩu về hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia với các nước khác. Về mặt kinh tế, cán cân thương mại thể hiện mối quan hệ tương quan giữa việc tăng hay giảm lượng giá trị của một nền kinh tế nghĩa là nó phản ánh lượng tiền tăng lên hoặc giảm đi của một quốc gia trong một thời gian nhất định.
    Trạng thái của cán cân thương mại thường rơi vào 3 trạng thái. Trạng thái của cán cân thương mại được dựa vào sự chênh lệch của giá trị giao dịch xuất khẩu và nhập khẩu.
    + Khi mức chênh lệch là lớn hơn không, thì cán cân thương mại có thặng dư.
    + Khi mức chênh lệch nhỏ hơn không, thì cán cân thương mại có thâm hụt.
    + Khi mức chênh lệch đúng bằng không, cán cân thương mại ở trạng thái cân bằng.
    Và điều đáng nói là hầu như các nước trên thế giới đều rơi vào trạng thái thâm hụt thương mại, đặc biệt là các nước phát triển.
    Vấn đề đặt ra là liệu thâm hụt cán cân thương mại có đồng hành cùng với sự trì trệ của GDP hay đó là dấu hiệu của một sự tăng trưởng kinh tế.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...