Luận Văn Thực trạng cán cân thương mại của Việt Nam sau khi gia nhập WTO

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Ác Niệm, 24/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Thực trạng cán cân thương mại của Việt Nam sau khi gia nhập WTO
    I – Tổng quan về cán cân thương mại
    1.Khái niệm
    Cán cân thương mại của một quốc gia là một bảng kết toán ghi chép các giao dịch về mặt giá trị các giao dịch xuất khẩu, nhập khấu hàng hóa và dịch vụ giữa một nước với phần còn lại của thế giới, trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm.
    2.Những nhân tố tác động đến cán cân thương mại
    Cán cân thương mại chịu tác động của nhiều yếu tố như: tỷ giá, lạm phát, giá cả hàng hóa, thu nhập, chính sách thương mại quốc tế
    Vì được xác định trên cơ sở các giá trị nên trạng thái của cán cân thương mại phụ thuộc rất lớn vào tỷ giá hối đoái cũng như độ tin cậy số liệu và phương pháp thu thập số liệu. Độ tin cậy và chính xác của số liệu đưa ra có thể ảnh hưởng đến việc nhận dạng bản chất và mức độ nghiêm trọng của thâm hụt thương mại.
    3.Vai trò của cán cân thương mại đối với nền kinh tế
    Thứ nhất, cán cân thương mại cung cấp những thông tin liên quan đến cung cầu tiền tệ của một quốc gia, cụ thể là thể hiện sự thay đổi tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ.
    Thứ hai, cán cân thương mại phản ánh khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế của một quốc gia.
    Thứ ba, tình trạng của cán cân thương mại phản ánh tình trạng của cán cân vãng lai, do đó có ảnh hưởng đến ổn định nền kinh tế vĩ mô. Đây là ảnh hưởng quan trọng nhất của cán cân thương mại tới nền kinh tế và dựa vào đó nhà nước có thể đưa ra các chính sách để có thể điều chỉnh cán cân thương mại đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô.
    Thứ tư, cán cân thương mại thể hiện mức tiết kiệm, đầu tư và thu nhập thực tế: X – M = (S – I) + (T –G) Nếu cán cân thương mại bị thâm hụt thì điều đó thể hiện quốc gia chi nhiều hơn thu nhập của mình cũng như tiết kiệm sẽ ít hơn đầu tư và ngược lại.
    Vì những tác động to lớn của cán cân thương mại tới nền kinh tế nên các nhà kinh tế và quản lý luôn tìm cách dự báo những cơ hội cũng như các thách thức để có thể đề ra những giải pháp thiết thực cho hoạt động xuất – nhập khẩu trong thời gian sắp tới, từ đó giúp điều tiết vĩ mô một cách tốt hơn.


    *****
    V – Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu
    Gia nhập WTO là một bước ngoặt lớn trong sự nghiệp phát triển của đất nước ta trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay. Việc gia nhập này mang đến rất nhiều thuận lợi trong trao đổi, giao lưu thương mại quốc tế. Bên cạnh đó là không ít khó khăn cho Chính phủ trong việc điều hành chính sách vĩ mô cũng như cho các doanh nghiệp trong nước trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Một trong những khó khăn đó là giảm thâm hụt thương mại của Việt Nam đối với các thị trường chính. Việc quan sát, nghiên cứu, phân tích diễn biến của cán cân thương mại có ý nghĩa rất quan trọng trong thực tiễn vì cán cân thương mại là bộ phận chính cấu thành cán cân vãng lai, phản ánh kịp thời xu hướng vận động của cán cân vãng lai.


    Luận văn chia làm 5 chương
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...