Luận Văn Thực trạng cán cân thanh toán việt nam 2009 – 2010

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 16/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục
    CHƯƠNG I GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 2
    1.1 Giới thiệu đề tài 2
    1.2 Đối tượng và phạm vi đề tài:. 2

    CHƯƠNG II TỔNG QUAN VỀ CÁN CÂN THANH TOÁN VIỆT NAM . 2
    2.1 Khái niệm cán cân thanh toán quốc tế:. 2
    2.2 Thu thập số liệu và báo cáo:. 2
    2.3 Kết cấu và các cán cân bộ phận của BP:. 2
    2.3.1 Kết cấu của BP:. 2
    2.3.2 Các cán cân bộ phận của BP 2
    2.3.2.1 Cán cân vãng lai – Current account (CA). 2
    2.3.2.2 Cán cân vốn – Capital Balance (K). 2
    2.3.2.3 Cán cân cơ bản – Basic Balance (BB). 2
    2.3.2.4 Cán cân tổng thể - Overall Balance (OB). 2
    2.3.2.5 Cán cân bù đắp chính thức – Official Finacing Balance (OFB). 2
    2.4 Nguyên tắc hạch toán kép của BP:. 2
    2.5 Thặng dư và thâm hụt BP 2
    2.5.1 Khái niệm:. 2
    2.5.2 Ý nghĩa kinh tế của một số cán cân chính. 2
    2.5.2.1 Thặng dư và thâm hụt cán cân thương mại. 2
    2.5.2.2 Thặng dư và thâm hụt cán cân vãng lai 2
    2.5.2.3 Thặng dư và thâm hụt cán cân cơ bản. 2
    2.5.2.4 Thặng dư và thâm hụt cán cân tổng thể. 2

    CHƯƠNG III THỰC TRẠNG CÁN CÂN VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP. 2
    3.1 Cán cân thương mại 2
    3.1.1 Thực trạng cán cân thương mại:. 2
    3.1.2 Các yếu tố tác động lớn đến cán cân thương mại:. 2
    3.1.2.1 Tỷ giá: 2
    3.1.2.2 Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu: 2
    3.2 Cán cân thu nhập. 2
    3.3 Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều:. 2
    3.4 Cán cân vốn (Capital Balance – K). 2
    3.4.1 Đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII). 2
    3.4.2 Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). 2
    3.4.2.1 Thực trạng. 2
    3.4.2.2 Các hạn chế của nguồn vốn FDI 2
    3.4.2.3 Nguyên nhân những hạn chế của nguồn vốn FDI 2
    3.4.2.4 Giải pháp. 2

    Kết luận. 2

    Tài liệu tham khảo. 2










    [​IMG]













    PHẦN I GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI















    1.1 Giới thiệu đề tài

    Việt Nam sau khi gia nhập WTO đã và đang có rất nhiều những cơ hội mới mà đi kèm với nó cũng là những thách thức mới, tận dụng cơ hội và vượt qua thử thách giai đoạn này sẽ là một bước ngoặt quan trọng giúp Việt Nam tách nhóm và có thể tiếp bước NICs II. Nhưng ngược lại, nếu bỏ lỡ cơ hội và hứng trọn nguy cơ thì Việt Nam sẽ mãi bận bịu với những vấn đề cũ, theo đó, dậm chân tại chỗ sẽ là điều tất yếu.Một trong những mảng rất quan trọng trong phát triển kinh tế, vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với Việt Nam đó là kinh tế đối ngoại.

    Để theo dõi cũng như có cái nhìn chung nhất về tình hình kinh tế đối ngoại của một quốc gia, có một công cụ quan trọng đó chính là cán cân thanh toán quốc tế. Diễn biến trong cán cân thanh toán quốc tế của mỗi nước luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu đối với những nhà hoạch định chính sách của quốc gia đó. Vậy thì cán cân thanh toán là gì, có những nét cơ bản nào, cán cân thanh toán cụ thể của Việt Nam ra sao, giải pháp cho những vấn đề đó là gì . Với những mối quan tâm không của riêng các nhà hoạch định chính sách mà của cả những sinh viên kinh tế đang bắt đầu được trang bị để có cái nhìn của riêng mình về tình hình kinh tế quốc gia, nhóm xin giới thiệu bài tiểu luận “Phân tích cán cân thanh toán quốc tế Việt Nam giai đoạn 2009 - 2010”.

    1.2 Đối tượng và phạm vi đề tài:

    Thực trạng về cán cân thanh toán quốc tế ở Việt Nam và giải pháp cho thực trạng đó là một mảng đề tài rất lớn với rất nhiều những yếu tố tác động. Đứng ở mỗi vị trí cũng như mục đích làm đề tài khác nhau thì đối tượng cũng như phạm vi đề tài cũng sẽ khác nhau. Nhóm không có tham vọng lớn chỉ mong làm rõ mọi ngóc ngách của bức tranh cán cân thanh toán và đưa ra những giải pháp giải quyết triệt để cho những vấn đề hiện nay. Ở vị trí là những sinh viên đại diện giới trẻ bắt đầu được trang bị những kiến thức cơ bản về kinh tế, nên có góc nhìn riêng của bản thân trước vấn đề quốc gia, kết hợp với những kiến thức được trang bị và từ đó có những ý kiến hoặc giải pháp cho những vấn đề đã nhìn nhận được.

    Nhóm sẽ tiếp cận cán cân thanh toán từ việc làm rõ lý thuyết về cán cân thanh toán quốc tế nói chung và những yếu tố tác động, kết hợp với số liệu thực tế thu được phân tích cụ thể số liệuđể phác họa tổng thể bức tranh cán cân thanh toán Việt Nam, từ đó tìm ra những nguyên nhân dẫn đến thực trạng cán cân thanh toán hiện nay, đặc biệt nhóm cũng xin phép kết hợp thêm việc trình bày thêm các biện pháp, các chính sách từng giai đoạn nhỏ của nhà nước, kết hợp với những lý thuyết sẵn có xem xét và đưa ra một vài giải pháp cho thực trạng cán cân thanh toán Việt Nam hiện nay.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...