Tiểu Luận Thực trạng cán cân thanh toán quốc tế ở Việt Nam và chính sách tỷ giá

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài:
    THỰC TRẠNG CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM VÀ CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ
    LỜI MỞ ĐẦU


    Hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang là xu thế của thời đại và diễn ra ngày càng sâu rộng về nội dung, quy mô trên nhiều lĩnh vực. Trong xu thế đó, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã diễn ra từ lâu, kể từ khi Việt Nam khởi xướng công cuộc đổi mới toàn diện đất nước vào năm 1986. Việt Nam đã gia nhập khối ASEAN năm 1995; tham gia vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) năm 1996; ký Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ năm 2000 và ký kết các hiệp định thúc đẩy quan hệ thương mại, đầu tư song và đa phương khác. Đặc biệt từ năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), là mốc son quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, đánh dấu cho việc hội nhập ngày càng sâu rộng với thị trường quốc tế nói chung và trong lĩnh vực tài chính ngân hàng nói riêng. Để nắm bắt được những cơ hội cũng như chủ động đối phó với các thách thức trong quá trình hội nhập, Việt Nam đã và đang tiến hành cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. Trong đó việc xây dựng thành công một chính sách điều hành tỷ giá thích hợp là một vấn đề vô cùng khó khăn phức tạp nhưng đó là một vấn đề này là một đề tài mang tính cấp thiết trong thời gian gần đây vì Tỷ giá là một biến số kinh tế vĩ mô quan trọng có tác động tới nhiều mặt hoạt động của nền kinh tế . Nó ra đời từ hoạt động ngoại thương và quay trở lại tác động lên hoạt động xuất nhập khẩu và cán cân thương mại cán cân thanh toán của mỗi quốc gia.
    Để có thêm kiến thức về vấn đề này, chúng ta sẽ tìm hiểu đề tài “Thực trạng cán cân thanh toán quốc tế ở Việt Nam và chính sách tỷ giá

    Kết cấu đề tài ngoài phần mở đầu, kết luận chúng ta sẽ nghiên cứu 3 chương:
    Chương I: Lý luận chung về cán vân thanh toán quốc tế, tỷ giá hối đoái:
    Chương II: Thực trạng cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam
    Chương III: Các biện pháp thăng bằng cán cân thanh toán quốc tế ở Việt Nam.


    MỤC LỤC


    LỜI MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ, TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 2
    1. Khái niệm và ý nghĩa kinh tế của cán cân thanh toán quốc tế: 2
    1.1. Khái niệm: 2
    1.2. Ý nghĩa kinh tế của cán cân thanh toán quốc tế: 2
    2. Kết cấu và các cán cân bộ phận của cán cân thanh toán quốc tế: 3
    2.1. Các thành phần của cán cân thanh toán: 3
    2.2. Các bộ phận của cán cân thanh toán: 3
    2.2.1. Cán cân vãng lai: 3
    2.2.2. Cán cân vốn: 4
    2.2.3. Cán cân cơ bản: 4
    2.2.4. Cán cân tổng thể (overall balance): 4
    2.2.5. Cán cân bù đắp chính thức(official finacing balance): 5
    2.2.6. Nhầm lẫn và sai sót: 5
    II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỶ GIÁ: 5
    1. Khái niệm về tỷ giả hối đoái: 5
    1.1. Khái niệm: 6
    1.1.1. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa : 6
    1.1.3. Cơ chế xác định tỷ giá: 6
    1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá: 7
    1.2.1. Các nhân tố thuộc về dài hạn : 7
    1.2.2. Các nhân tố thuộc về ngắn hạn: 8
    1.3. Vai trò của tỷ giá trong nền kinh tế: 8
    2. Chính sách tỷ giá hối đoái: 9


    CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM: 11
    1. Thực trạng cán cân vãng lai: 11
    1.1. Cán cân thương mại: 11
    1.2. Cán cân dịch vụ: 12
    1.3. Cán cân thu nhập: 13
    1.4. Chuyển giao vãng lai ròng: 13
    2. Cán cân vốn: 13
    2.1. Cán cân di chuyển vốn dài hạn: 13
    2.1.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài ròng: 13
    2.1.2. Vay nợ dài và trung hạn: 14
    2.2. Cán cân vốn di chuyển ngắn hạn: 15
    2.2.1. Vay nợ ngắn hạn: 15
    2.2.2. Tiền gửi: 15
    3. Những tồn tại trong cán cân thanh toán quốc tế Việt Nam: 17


    CHƯƠNG III: CÁC BIỆN PHÁP THĂNG BẰNG CÁN CÂN THANH TOÁN CỦA VIỆT NAM: 18
    1. Tác động trực tiếp bằng các biện pháp nhằm hạn chế thâm hụt thương mại và bảo đảm nguồn vốn tài trợ cho cán cân thanh toán. 18
    2. Tác động gián tiếp bằng các công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế: 19
    KẾT LUẬN 21
     
Đang tải...