Chuyên Đề Thực trạng cải cách hoạt động của cơ quan công tố nhằm đảm bảo quyền con người trong hoạt động tư ph

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thực trạng cải cách hoạt động của cơ quan công tố nhằm đảm bảo quyền con người trong hoạt động tư pháp
    Từ năm 1945 đến nay, tổ chức VKSND của nước ta đã trải qua những bước phát triển khác nhau phù hợp với nhận thức, mức độ phát triển của xã hội và đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn đặt ra đối với từng giai đoạn lịch sử. Quá trình hình thành và phát triển này có thể được phân theo các giai đoạn lịch sử khác nhau như sau:
    - Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1959
    Sau khi giành được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký ban hành nhiều sắc lệnh qui định tổ chức và hoạt động của cơ quan công tố. Đó là Sắc lệnh số 33A ngày 14/9/1945, Sắc lệnh số 7/SL ngày 15/1/1946 quy định về chức năng công tố, cụ thể: “Đứng buộc tội, tuỳ quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, sẽ là nhân viên của Công tố viện do Chưởng lý Toà thượng thẩm chỉ định”. Như vậy, Công tố viện đã bước đầu được hình thành dưới sự quản lý, chỉ đạo, điều hành của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
    Tuy nhiên, Sắc lệnh hoàn chỉnh đầy đủ nhất về tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp là Sắc lệnh số 13 ngày 24/1/1946 về tổ chức Toà án (Ban tư pháp xã, Toà án sơ cấp, Toà án đệ nhị cấp, Toà thượng thẩm) và tổ chức các ngạch Thẩm phán (ngạch Thẩm phán; việc tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán; quyền, nghĩa vụ của Thẩm phán). Theo qui định của Hiến pháp năm 1946, trong Chương VI về “cơ quan tư pháp” của Hiến pháp năm 1946 quy định “cơ quan tư pháp của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà gồm có: a) Toà án tối cao; b) Các Toà án phúc thẩm; c) Các Toà án đề nhị cấp và sơ cấp”; “Các nhân viên Thẩm phán do Chính phủ bổ nhiệm”. Qui định này cho thấy cơ quan tư pháp có một vị trí độc lập trong tổ chức bộ máy nhà nước, là cơ quan thực hiện quyền công tố và xét xử.
    Trong thời gian từ năm 1946 đến năm 1959, Nhà nước ta không thành lập cơ quan thực hành quyền công tố riêng. Trong cơ cấu Toà án, các Thẩm phán được chia làm hai loại:
    - Các Thẩm phán xét xử do Chánh án Toà án Thượng thẩm đứng đầu.
    - Các Thẩm phán Công tố viên (Thẩm phán buộc tội) hợp thành một đoàn thể độc lập (Công tố viện) với các Thẩm phán xét xử do Chương lý đứng đầu. Các Thẩm phán Công tố viên ở Toà án đệ nhị cấp gọi là Biện lý, Phó biện lý; ở Toà thượng thẩm gọi là Chưởng lý, Phó chưởng lý, Tham lý. Thực hành nhiệm vụ công tố trong việc hình, Thẩm phán Công tố viên được áp dụng nhiều biện pháp trong quá trình giải quyết vụ án và có nhiệm vụ thay mặt Nhà nước buộc tội bị cáo tại phiên toà. Thẩm phán Công tố viên bảo vệ quyền lợi của những người ở tuổi vị thành niên, của các pháp nhân hành chính và phải tham gia vào một số công việc khác theo quy định của pháp luật.
    Thực hiện cuộc cải cách tư pháp năm 1950, cùng với việc thành lập TAND các cấp, mô hình Viện công tố được thành lập, nó là một bộ phận trong bộ máy hành chính. Cụ thể: “Uỷ bán các cấp điều khiển Viện công tố trong địa hạt của mình, Uỷ ban kháng chiến hành chính có thể ra mệnh lệnh cho Viện công tố. Đại diện Viện công tố phải tuân theo mệnh lệnh của Uỷ ban”. Tiếp đó, thực hiện Nghị quyết ngày 29/4/1958 của Quốc hội khoá I và Nghị định số 256/TTg ngày 1/7/1959, Nghị định số 321/TTg ngày 2/7/1959 của Chính phủ, các Viện công tố được tổ chức thành hệ thồng gồm Chính phủ, các Viện công tố đã được tổ chức thành hệ thống gồm:
    + Viện công tố Trung ương;
    + Viện công tố thành phố, tỉnh;
    + Viện công tố huyện và các đơn vị hành chính tương đương;
    + Viện công tố quan sự các cấp.
    - Giai đoạn từ năm 1959 đến năm 1980
    Với sự ra đời của Hiến pháp năm 1959 những quy định về tổ chức bộ máy nhà nước trong Hiến pháp năm 1959 có những sửa đổi căn bản so với Hiến pháp năm 1946. Viện công tố được thay thế bằng VKSND. VKSND cùng với Toà án nhân dân là các cơ quan tư pháp, không còn trực thuộc Hội đồng Chính phủ mà chịu trách nhiệm báo cáo trước Quốc hội. Khác với Hiến pháp năm 1959, VKSND là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan nhà nước, nhân viên cơ quan nhà nước và công dân. VKSND các cấp chịu sự lãnh đạo thống nhất của VKSND tối cao. Như vậy, theo quy định của Hiến pháp năm 1959 thì VKSND các cấp được tổ chức thành một hệ thống nhất, độc lập với cơ quan xét xử và cơ quan hành chính, chỉ chịu trách nhiệm và báo cáo trước Quốc hội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...