Luận Văn Thực trạng các quy định của pháp luật Việt nam về trách nhiệm hợp đồng trong Luật thương mại 2005 và

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI CẢM ƠN 4

    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 5

    MỞ ĐẦU 6

    1. Tính cấp thiết của đề tài 6

    2. Phạm vi nghiên cứu 7

    3. Phương pháp nghiên cứu 7

    4. Kết cấu của khóa luận 8

    Chương 1: 9

    1.1Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng 9

    1.1.1Trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm do vi phạm hợp đồng – khái niệm và mối liên hệ 9

    1.1.1.1 Khái niệm về trách nhiệm pháp lý 9

    1.1.12Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng 11

    1.1.2 Tiến trình phát triển của trách nhiệm do vi phạm hợp đồng theo pháp luật Việt nam trước khi có Luật thương mại năm 2005 13

    1.1.2.1 TNVPHĐ trong cơ chế tập trung bao cấp: 13

    1.1.2.2 Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng theo Bộ luật dân sự năm 1995, Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989 và Luật thương mại năm 1997 14

    1.1.3 Những vấn đề thuộc nội dung của trách nhiệm do vi phạm hợp đồng theo LTM 2005 15

    1.1.3.1 Các căn cứ phát sinh trách nhiệm 16

    1.1.3.2 Các căn cứ miễn trách do vi phạm hợp đồng 17

    1.1.3.3 Chế tài do vi phạm hợp đồng 17

    Chương 2: 18

    2.1 Thực trạng các quy định của pháp luật Việt nam về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng 19

    2.1.1 Thực trạng các quy định của pháp luật Việt nam về các căn cứ áp dụng trách nhiệm hợp đồng 19

    2.1.1.1 Thực trạng các quy định của pháp luật về yếu tố thứ nhất: Có hành vi vi phạm hợp đồng 19

    2.1.1.2 Thực trạng các quy định của pháp luật về yếu tố thứ hai: có thiệt hại thực tế 24

    2.1.1.3 Thực trạng các quy định của pháp luật về yếu tố thứ ba: Có lỗi của bên vi phạm 26

    2.1.1.4 Thực trạng các quy định của pháp luật về yếu tố thứ tư: có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại thực tế của bên bị vi phạm 29

    2.1.2 Thực trạng các quy định của pháp luật Việt nam về các căn cứ miễn trách do vi phạm hợp đồng trong LTM 2005 31

    2.1.2.1 Thực trạng các quy định của pháp luật về căn cứ miễn trách thứ nhất: Các căn cứ miễn trách do thỏa thuận của các bên 32

    2.1.2.2 Miễn trách do gặp bất khả kháng 33

    2.1.2.3 Miễn trách do lỗi của bên bị vi phạm 36

    2.1.2.4 Miễn trừ trách nhiệm do quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền 38

    2.1.3 Thực trạng các quy định của pháp luật về các chế tài do vi phạm hợp đồng 40

    2.1.3.1 Buộc thực hiện đúng hợp đồng 40

    2.1.3.2 Phạt vi phạm 45

    2.1.3.3 Chế tài buộc bồi thường thiệt hại 48

    2.1.3.4 Chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng 51

    2.1.3.5 Chế tài đình chỉ thực hiện hợp đồng 53

    2.1.3.6 Chế tài hủy hợp đồng 53

    2.2 Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật Việt nam về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng trong LTM 2005 55

    2.2.1 Những thuận lợi khi áp dụng các quy định của pháp luật Việt nam về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng trong LTM 2005 55

    2.2.1.1 Về các căn cứ áp dụng trách nhiệm do vi phạm hợp đồng 55

    2.2.1.2 Về căn cứ miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng 56

    2.2.1.3 Về các chế tài 57

    2.2.2 Những khó khăn khi áp dụng các quy định của pháp luật Việt nam về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng trong LTM 2005 57

    2.2.2.1 Những khó khăn khi áp dụng các quy định của pháp luật về các căn cứ áp dụng trách nhiệm 57

    2.2.2.2 Những khó khăn khi áp dụng các căn cứ miễn trách 58

    2.2.2.3 Những khó khăn khi áp dụng các quy định về chế tài 59

    Chương 3: 63

    3.1 Về chính sách lập pháp 63

    3.1.1 Nhận xét chung 63

    3.1.2 Kiến nghị 63

    3.2 Về nội dung lập pháp 64

    3.2.1 Định hướng chung 64

    3.2.1.1 Cân bằng quyền lợi 64

    3.2.1.2 Kết hợp các biện pháp 65

    3.2.2 Các vấn đề cụ thể 65

    3.2.2.1 Buộc thực hiện đúng hợp đồng 65

    3.2.2.2 Bồi thường thiệt hại 66

    3.2.2.3 Tạm ngừng thực hiện hợp đồng 66

    3.2.2.4 Đình chỉ, hủy bỏ hợp đồng 66

    3.2.2.5 Phạt vi phạm 67

    3.3 Áp dụng pháp luật 67

    3.3.1 Tránh nhầm lẫn giữa các biện pháp 67

    3.3.2 Thống nhất áp dụng pháp luật 68

    Kết luận 69

    MỞ ĐẦU


    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Về tổng quát, cuộc sống của con người được xây đắp nên bởi các hợp đồng và hầu hết các nhu cầu sống của con người được đáp ứng thông qua mối quan hệ với người khác. Có thể khẳng định rằng hợp đồng là một trong những chế định lâu đời nhất và quan trọng nhất của pháp luật. Ngay từ xa xưa, khi có sự trao đổi hàng hóa, hợp đồng đã xuất hiện. Và ngày nay, trong nền kinh tế thị trường, sự đa dạng trong quan hệ thương mại kéo theo sự phong phú của các dạng hợp đồng. Vì vậy, chế định hợp đồng càng ngày càng chiếm một địa vị quan trọng trong quan hệ luật tư. Hợp đồng sinh ra là để đem lại lợi ích hợp pháp mà các bên mong đợi thông qua việc thực hiện, là sợi dây gắn kết các chủ thể trong xã hội. Để đáp ứng các nhu cầu của cuộc sống cũng như trong kinh doanh, không thể thiếu được hợp đồng. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, không phải khi nào hợp đồng cũng được các bên thực hiện một cách đúng đắn, đầy đủ. Hay nói cách khác, có những trường hợp, một bên không thực hiện, thực hiện không đúng, hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ. Lúc đó, đã có sự vi phạm hợp đồng. Khi có sự vi phạm hợp đồng, lợi ích mà các bên mong muốn thông qua hợp đồng không đạt được, và hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng này nhiều khi làm phát sinh những thiệt hại cho bên bị vi phạm. Lúc này, dù có thiệt hại hay không, rất cần có sự can thiệp của pháp luật nhằm bảo vệ quyền lợi của bên bị vi phạm, bảo vệ tính ổn định trong quan hệ hợp đồng. Chế định về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng ra đời với ý nghĩa đó. Trong thực tiễn, có rất nhiều dạng vi phạm hợp đồng khác nhau, kèm theo đó những hậu quả mà nó gây ra cho bên bị vi phạm cũng khác nhau. Chính vì vậy, pháp luật đã dự liệu một loạt các biện pháp nhằm bảo vệ quyền lợi của bên bị vi phạm, buộc bên vi phạm phải chịu trách nhiệm do hành vi vi phạm hợp đồng của mình gây ra.

    Việc tìm hiểu kỹ những biện pháp mà pháp luật đưa ra thiết nghĩ rất cần thiết, vì hai lý do chính: Thứ nhất, việc tìm hiểu rõ pháp luật về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng giúp các bên có thể thỏa thuận trong hợp đồng những điều khoản trách nhiệm mà không bị vô hiệu theo pháp luật. Thứ hai, trong trường hợp các bên không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận đó vô hiệu, pháp luật cũng đưa ra các giải pháp cho bên bị vi phạm lựa chọn (trong khuôn khổ pháp luật) để bảo vệ quyền lợi của họ một cách hiệu quả nhất. Với lý do đó, tác giả đã lựa chọn đề tài “ Chế định về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng theo Luật thương mại 2005” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình, nhằm phân tích các cơ sở lý luận và thực tiễn về các biện pháp (chế tài) trên, chỉ ra những đặc trưng của từng biện pháp. Thông qua đó, tác giả cũng đưa ra những đánh giá, chỉ ra đề xuất, kiến nghị về những phương hướng nhằm hoàn thiện các quy định về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng trong Luật thương mại 2005

    2. Phạm vi nghiên cứu

    Khóa luận tập trung nghiên cứu bản chất, đặc trưng của các biện pháp; phạm vi áp dụng của mỗi biện pháp; mối quan hệ của các biện pháp đó với nhau, thực trạng áp dụng pháp luật về các biện pháp đó. Từ đó, đề xuất những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng trong kinh doanh thương mại

    3. Phương pháp nghiên cứu

    Khóa luận vận dụng những phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sự của chủ nghĩa Mác – Lênin, áp dụng vào tình hình nước

    ta

    Ngoài ra, khóa luận cũng áp dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống trong khoa học pháp lý như : phương pháp phân tích, tổng hợp các kiến thức từ pháp luật thực định và phân tích thực tiễn để nhận thức và đánh giá thực trạng điều chỉnh pháp luật và thực thi pháp luật; phương pháp so sánh luật học, phương pháp đối chiếu, diễn giải, quy nạp để giải quyết các vấn đề khóa luận

    4. Kết cấu của khóa luận

    Ngoài lời nói đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận được kết cấu với 3 chương:

    CHƯƠNG I: Khái quát chung về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng


    CHƯƠNG II: Thực trạng các quy định của pháp luật Việt nam về trách nhiệm hợp đồng trong Luật thương mại 2005


    CHƯƠNG III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm hợp đồng trong Luật thương mại 2005
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...