Luận Văn Thực trạng & các các giải pháp khai thác và tạo lập vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh ở Công ty

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    63 trang
    Lời mở đầu

    Trong bất cứ nền kinh tế nào , để phát triển được sản xuất , con người cũng cần có một nguồn lực nhất định , dù nguồn lực đó được biểu hiện dưới hình thức hữu hình hay vô hình, nội lực hay ngoại lực .Bước vào nền kinh tế thị trường , nguồn lực đó lại càng trở lên quan trọng và đòi hỏi được sử dụng đúng lúc , đúng chỗ hơn bao giờ hết . Đối với các doanh nghiệp , nguồn lực để kinh doanh chính là lượng vốn tiền tệ mà doanh nghiệp cần có để khởi nghiệp , duy trì hoạt động và mở rộng quy mô .Kinh tế thị trường càng phát triển , hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp càng được đẩy mạnh thì nhu cầu về vốn cho đầu tư càng tăng lên mạnh mẽ .Có thể nói , với những áp lực của xu thế quốc tế hoá nền kinh tế thế giới và sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ , vốn kinh doanh đã trở thành vấn đề sống còn của mọi doanh nghiệp nếu muốn tồn tại và và đi lên trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nayVận đề đặt ra là doanh nghiệp cần huy động vốn từ những nguồn nào để vừa đáp ứng được nhu cầu đầu tư của mình cả về quy mô và thời gian cung ứng vốn đảm bảo hiệu quả sử dụng cao nhất cho số vốn đã huy động .Giải quyết vấn đề này chính là nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài của nhà quản trị tài chính doanh nghiệp trong doanh nghiệp .
    Nằm trong xu thế chung đó , các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang phải đối mặt với những thách thức không nhỏ do việc thiếu vốn gây ra .Đất nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (tháng 12 năm 1986) , khoảng thời gian vừa qua đã cho phép các thành phần kinh tế làm quen với định hướng phát triển mới nhưng chưa đủ dài để các doanh nghiệp tích luỹ được hết những kinh nghiệm cạnh tranh và chiến thắng khi hội nhập với nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới . Vì thế, bên cạnh các doanh nghiệp biết khai thác tiềm năng của đất nước nói chung và của bản thân nói riêng để ngày càng phát triển thì vẫn còn nhiều doanh nhiệp đang lúng túng trong việc tìm kiếm nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh và vẫn chưa tận dụng hết lợi thế của mình để thu hút được nhiều luồng vốn khác nhau cho mục đích đầu tư Riêng đối với các doanh nghiệp Nhà nước , sự che chở của Nhà nước trong một thời gian dài đã làm cho các doanh nghiệp này mất tính chủ động , sáng tạo trong việc huy động vốn đầu tư và lãnh đạo doanh nghiệp không dám mạo hiểm với những hình thức huy động vốn mới , tức là khi phát sinh nhu cầu vốn đầu tư doanh nghiệp thường chỉ sử dụng các hình thức tạo vốn quen thuộc từ trước đến nay như dùng vốn tự có hoặc vay Ngân hàng . Điều này không những làm cho công tác khai thác và tạo lập vốn kinh doanh của doanh nghiệp thiếu tính đa dạng mà còn khiến cho doanh nghiệp bị giảm đi rất nhiều quyền được lựa chọn nguồn vốn của mình.
    Thực tế cho thấy , để cung và cầu về vốn gặp nhau trên thị trường , cả hai phía người cung ứng vốn và người có nhu cầu về vốn đều phải cố gắng tìm đến với nhau , đồng thời cần có sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước trong việc tạo môi trường thuận lợi cho các luồng vốn đến đúng địa chỉ người nhận .Về phía doanh nghiệp , họ không thể cứ ngồi đợi tình trạng thiếu vốn mà trước hết phải dựa vào năng lực bản thân để tự tìm kiếm và khai thác có hiệu quả các nguồn vốn hiện đang tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau trên thị trường .Đây cũng là mục tiêu được Công ty xây dựng Hồng Hà đặt ra và quyết tâm thực hiện trong thời gian tới .Vì thế , sau một thời gian thực tập và tìm hiểu tình hình , với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào việc tăng cường khai thác các nguồn vốn phục vụ nhu cầu kinh doanh của Công ty , em đã chọn đề tài: “Thực trạng & các các giải pháp khai thác và tạo lập vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh ở Công ty xây dựng Hồng Hà ” làm luận văn tốt nghiệp cho mình.
    Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô giáo , Thạc sỹ Vũ Thị Yến và các thầy cô giáo trong bộ môn Tài chính doanh nghiệp và sự giúp đỡ quý báu của các cán bộ trong phòng Tài chính kế toán của Công ty xây dựng Hồng Hà trong thời gian em thực tập tại Công ty .



    chương i : Vốn kinh doanh và sự cần thiết phải
    tạo lập vốn kinh doanh ở các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
    11. Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
    11.1. Những vấn đề cơ bản về doanh nghiệp .
    Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tên gọi riêng , có tài sản , có trụ sở giao dịch ổn định , được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích thu lợi nhuận . (Điều 3- Luật Doanh nghiệp).
    Theo hình thức pháp lý tổ chức doanh nghiệp hiện hành , nước ta có các loại hình doanh nghiệp chủ yếu sau:
    - Doanh nghiệp Nhà nước
    - Công ty Cổ phần
    - Công ty trách nhiêm hữu hạn
    - Doanh nghiệp tư nhân
    - Công ty hợp danh
    - Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
    11.2. Sự tác động của môi trường kinh doanh tới việc khai thác và tạo lập vốn của doanh nghiệp .
    “Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp là tập hợp các lực lượng bên trong và bên ngoài có ảnh hưởng đến khả năng tồn tại và phát triển của doanh nghiệp ”.
    Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp rất đa dạng và phong phú , nó bao gồm tất cả các điều kiện bên trong và bên ngoài tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như :
    +) Môi trường pháp lý :
    Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) là một tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn , thành lập và tổ chức quản lý nên việc khai thác và tạo lập vốn kinh doanh của DNNN sẽ chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi các quy định của pháp luật hiện hành .Chẳng hạn , theo Nghị định 59 của Chính phủ đã ban hành nguyên tắc “hiệu quả ,bảo toàn và phát triển von”^' do đó các DNNN luôn phải cân nhắc kỹ lưỡng trước các quyết định đầu tư : Đầu tư vào đâu , đầu tư như thế nào và chi phí sử dụng vốn là bao nhiêu để đạt hiệu quả cao nhất .? Ngày nay, cùng với sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước về các vấn đề kinh tế thì môi trường pháp lý ngày càng có ảnh hưởng sâu rộng tới việc khai thác và tạo lập vốn kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
    + Môi trường kinh tế :
    - Nhà nước giao quyền tự chủ sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp , các doanh nghiệp được tự chủ về tài chính, thể hiện nguyên tắc “Tự cấp phát tài chinh”' .Bởi vay,vội tư cách là một đơn vị kinh tế có đầy đủ điều kiện pháp lý, doanh nghiệp có quyền huy động vốn kinh doanh từ các nguồn khác nhau.
    - Hoạt động của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường chịu sự tác động chi phối của các quy luật kinh tế .Quy luật giá trị yêu cầu doanh nghiệp muốn có lợi nhuận siêu ngạch phải tìm mọi biện pháp tối thiểu hoá chi phí sản xuất cá biệt .Quy luật cung cầu hướng doanh nghiệp đầu tư sản xuất những mặt hàng phù hợp với thị hiếu tiêu dùng xã hội .Quy luật cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải tận dụng tối đa các lợi thế so sánh nhằm giành được những điều kiện kinh doanh tốt nhất , thu được lợi nhiều nhất và từ đó tạo nguồn tài chính vững chắc đầu tư trở lại phát triển doanh nghiệp.
    - Phân phối lợi nhuận trong các doanh nghiệp hiện nay không chỉ căn cứ vào sự đóng góp sức lao động mà còn căn cứ vào mức vốn góp để phân phối .Vì vậy , khi doanh nghiệp có nhu cầu huy động vốn thì cũng cần chú ý tới đặc điểm này.
    +) Môi trường thông tin :
    Trong nền kinh tế thị trường, thông tin có vai trò đặc biệt quan trọng , hệ thống thông tin là cơ sở hạ tầng của nền kinh tế trí thức Nắm bắt thông tin một cách kịp thời sẽ giúp doanh nghiệp nhanh chóng tiếp cận được nguồn vốn rẻ , dồi dào .
    +) Môi trường văn hoá- xã hội - chính trị :
    Chẳng han,vợi thói quen ‘Tiết kiệm để dành đề phòng gặp bất trắc trong tương lai “của người dân là nhân tố quan trọng mà doanh nghiệp cần phải quan tâm khi có các quyết định phát hành chứng khoán rộng rãi ra công chúng để huy động vốn.
    +) Môi trường hợp tác quốc tế :
    Cùng với quá trình hội nhập kinh tế , khi mối quan hệ kinh tế giữa Việt nam với các nước trên thế giới ngày càng mở rộng , đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính thì thời cơ khai thác và tạo lập vốn kinh doanh cho các doanh nghiệp trong nước ngày càng lớn song cũng có nhiều thách thức đặt ra .
    Tóm lại , môi trường kinh doanh với nhiều yếu tố phức tạp không ngừng tác động đến việc khai thác và tạo lập vốn kinh doanh của doanh nghiệp .Doanh nghiệp cần phải xem xét cụ thể mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố từ đó đưa ra chiến lược huy động vốn tối ưu nhất .
    12. Những vấn đề cơ bản về vốn kinh doanh và việc khai thác tạo lập vốn kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
    12.1. Vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
    Như chúng ta đã biết , muốn tiến hành bất kỳ một quá trình sản xuất kinh doanh nào cũng cần phải có vốn . Vốn là điều kiện tiên quyết , có ý nghĩa quyết định tới mọi khâu của quá trình sản xuất kinh doanh .Để nâng cao hiệu quả đồng vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh cần phải hiểu vốn và các đặc trưng của vốn để làm tiền đề cho việc tổ chức nguồn vốn trong doanh nghiệp .
    Vậy vốn kinh doanh là gì ?
    “Vốn kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản được sử dụng đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời ”.
    Vốn kinh doanh có một số đặc trưng chủ yếu sau:
    +) Trong nền kinh tế thị trường ,vốn được coi là một loại hàng hoá đặc biệt , nó có giá trị và giá trị sử dụng . Giá trị của vốn thể hiện một sức mua nhất định của tiền vốn trên thị trường , giá trị này được biểu hiện thông qua giá trị của tài sản mà chủ sở hữu vốn nắm giữ . Như vậy có nghĩa là vốn phải đại diện cho một lượng giá trị thực của tài sản chứ không đơn thuần là một lượng tiền tệ nào đó .Vốn có thể biểu hiện dưới nhiều hình thái khác nhau có thể là tài sản hữu hình và tài sản vô hình .Khi xem xét đến tiềm năng vốn của một doanh nghiệp người ta không chỉ quan tâm tới giá trị nhà xưởng , máy móc thiết bị , vật tư hàng hoá . mà còn tính đến cả uy tín , lợi thế thương mại , bản quyền nhãn hiệu sản phẩm của doanh nghiệp đó .Tất cả số vốn này phải được doanh nghiệp khai thác triệt để vào quá trình sản xuất kinh doanh của mình .Khi vốn được đem ra đầu tư nó có khả năng tạo ra lợi nhuận cho chủ sở hữu vốn , đó chính là giá trị sử dụng của vốn kinh doanh .
    +) Vốn phải được vận động vì mục đích sinh lời .Vốn thể hiện bằng tiền nhưng có tiền chưa hẳn là đã có vốn .Để tiền biến thành vốn thì đồng tiền đó phải được vận động, sinh lời . Trong quá trình vận động , tiền vốn có thể biểu hiện dưới nhiều hình thái khác nhau như từ tiền chuyển thành vật tư hàng hoá , hàng hoá đó lại được sử dụng để tạo ra các hàng hoá khác và sau cùng quay lại thành tiền .Khi kết thúc một vòng tuần hoàn , vốn phải được thu hồi và lớn lên .Như vậy , đồng tiền đứng yên chỉ là đồng tiền ứ đọng và tiền có vận động nhưng không quay về và lớn lên (không bảo toàn) cũng sẽ không đảm bảo lượng vốn cho chu kỳ sau .
    +) Mỗi đồng vốn phải gắn với một chủ sở hữu nhất định .
    Tuỳ theo từng loại hình doanh nghiệp , từng nguồn vốn huy động mà người sở hữu và sử dụng vốn có thể là một hay nhiều người khác nhau. Đồng thời tuỳ thuộc vào việc vốn để khai thác theo phương thức nào mà chủ sở hữu vốn có thể can thiệp nhiều hay ít đến quá trình sử dụng vốn .
    +) Vốn có giá trị về mặt thời gian : Tại những thời điểm khác nhau thì vốn cũng có giá trị khác nhau . Đó là do sức mua của đồng tiền thay đổi theo thời gian và việc sử dụng vốn đòi hỏi phải sinh lợi .Vì thế , khi sử dụng đồng vốn , doanh nghiệp phải luôn cân nhắc giữa các phương án để đảm bảo sau mỗi chu kỳ kinh doanh vốn không bị giảm giá trị và bảo toàn vốn cũng chính là bảo toàn sức mua của đồng vốn đó so với lúc ban đầu .
    +) Vốn phải được tích tụ đến một lượng nhất định mới phát huy tác dụng .
    Mỗi dự án đầu tư cần một lượng vốn tối thiểu nhất định , vì vậy tiền muốn trở thành vốn không thể nằm rải rác mà phải được thu gom thành một món lớn (tích tụ và tập trung vốn) .Doanh nghiệp muốn khởi nghiệp hay mở rộng qui mô đều phải tìm cách khai thác và huy động đủ lượng vốn cần thiết .Nếu bản thân nội lực không đủ thì doanh nghiệp sẽ phải tìm kiếm vốn từ các nguồn bên ngoài .Quá trình tích tụ và tập trung vốn diễn ra liên tục trong nền kinh tế , không chỉ ở phạm vi doanh nghiệp mà cả phạm vi quốc gia.
    Bên cạnh xem xét các đặc trưng trên , chúng ta cần tìm hiểu cụ thể hơn về bộ phận cấu thành của vốn kinh doanh .Căn cứ vào đặc điểm luân chuyển của vốn khi tham gia vào quá trình kinh doanh , vốn kinh doanh được chia thành Vốn cố định và Vốn lưu động .
    12.1.1. Vốn lưu động của doanh nghiệp
    +) Khái niệm vốn lưu động :
    Vốn lưu động (VLĐ) là số vốn tiền tệ ứng trước để hình thành nên tài sản lưu động (TSLĐ) nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra một cách thường xuyên liên tục . VLĐ chu chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được thu hồi toàn bộ khi kết thúc chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp và hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ kinh doanh .
    +) Đặc điểm của VLĐ trong quá trình sản xuất kinh doanh:
    - VLĐ thường xuyên vận động và chuyển hoá qua các hình thái khác nhau trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
    Sự vận động của VLĐ trong doanh nghiệp có thể tóm tắt bằng sơ đồ sau :
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...