Thực trạng bồi dưỡng phương pháp giảng dạy cho đội ngũ giảng viên trẻ ở các trường cao đẳng của Hà N

Thảo luận trong 'Nghiên Cứu Khoa Học' bắt đầu bởi Khoa Hoc, 10/11/15.

  1. Khoa Hoc

    Khoa Hoc New Member

    Bài viết:
    0
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Thông tin chung

    Mã số: V2011-08
    Chủ nhiệm đề tài: ThS. Hoàng Thị Minh Anh
    Các thành viên tham gia: ThS. Ngô Văn Trung; ThS. Nguyễn Thị Hoàng Yến; ThS. Đỗ Thu Hà
    Thời gian bắt đầu/kết thúc: Tháng 8 năm 2011/ tháng 10 năm 2012

    2. Tính cấp thiết

    Nhân tố quyết định vị thế, uy tín của một trường cao đẳng ở trong và ngoài nước là xây dựng được một đội ngũ giảng viên, các nhà khoa học đông đảo về số lượng, mạnh về chất xám và phẩm chất đạo đức tốt, đồng độ về ngành nghề, chất lượng đào tạo ảnh hưởng rất nhiều yếu tố như khả năng, uy tín của cơ sở đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực được đào tạo, hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực . Để đáp ứng yêu cầu đó một lực lượng khá lớn giảng viên trẻ đã được tuyển vào công tác tại các trường cao đẳng trong thời gian gần đây. Đa số các giảng viên trẻ này không được đào tạo chuyên ngành sư phạm. Chính vì vật bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giảng viên trẻ - một trong những biện pháp quan trọng nâng cao chất lượng đào tạo.

    3. Mục tiêu nghiên cứu

    Đánh giá thực trạng bồi dưỡng phương pháp giảng dạy cho đội ngũ giảng viên trẻ ở các trường cao đẳng của Hà nội.

    4. Nội dung nghiên cứu

    Về lí luận: làm rõ các khái niệm: giảng viên, cao đẳng, phương pháp giảng dạy, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng. Các văn vản chính sách của nhà nước về bồi dưỡng giảng viên trẻ ớ cao đẳng.
    Về thực tiễn: Những kinh nghiệm của một số nước trên trế giới về bồi dưỡng phương pháp cho giáo viên. Xác địn các tiêu chí đánh giá việc thực hiện phương pháp giảng dạy của các giáo viên trẻ các trường cao đẳng

    5. Phạm vi nghiên cứu

    03 trường cao đẳng của Hà Nội: Cao đẳng Sư Phạm Hà Nội, Cao đẳng Y tế Hà Nội, Cao đẳng cộng đồng Hà Nội

    6. Phương pháp nghiên cứu

    - Hồi cứu, tổng quan tư liệu trong và ngoài nước
    - Phương pháp điều tra khảo sát bằng phiếu hỏi và phỏng vấn trực tiếp
    - Phương pháp chuyên gia
    - Phương pháp thống kê, xử lý số liệu

    7. Kết cấu của đề tài

    Nội dung đề tài: đề tài gồm 3 chương

    Chương 1: Cơ sở lý luận
    1.1. Một số khái niệm – thuật ngữ
    1.2. Các văn bản pháp quy về bồi dưỡng giáo viên
    1.3. Mục tiêu, nội dung, hình thức bồi dưỡng phương pháp giảng dạy cho GV trẻ
    1.4. Kinh nghiệm bồi dưỡng GV của một số nước trên TG

    Chương 2: Thực trạng bồi dưỡng phương pháp giảng dạy cho đội ngũ giảng viên trẻ các trường CĐ của Hà Nội
    2.1. Mục tiêu, nội dung và đối tượng khảo sát
    2.2. Thực trạng tổ chức, quản lý bồi dưỡng giảng viên trẻ tại các trường CĐ của Hà Nội
    2.3. Kết quả khảo sát

    Chương 3: Định hướng giải pháp bồi dưỡng phương pháp giảng dạy cho giảng viên trẻ ở các trường CĐ của Hà Nội

    8. Những đóng góp chính của đề tài

    Ngoài những kết quả tron nghiên cứu lý luận và thực trạng bồi dưỡng phương pháp giảng dạy cho giảng viên trẻ, nhóm đề tài đã đưa ra các giải pháp bồi dưỡng phương pháp giảng dạy hiệu quả cho các giảng viên trẻ của các trường CĐ Hà Nội như: Khuyến khích tinh thần tự học, tự bồi dưỡng; Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học; Cải thiện cơ sở vật chất, kỹ thuật; Tăng cường kiểm tra, đánh giá đội ngũ giảng viên; Đa dạng hóa các hình thức bồi dưỡng phương pháp giảng dạy cho các giảng viên trẻ thông qua: dự giờ, hội giảng, tự bồi dưỡng và thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn.

    9. Kết luận và khuyến nghị

    Nhóm nghiên cứu đưa ra những kiến nghị đối với Bộ GD&ĐT về việc nghiên cứu, ban hành quy chế, xây dựng cơ chế đánh giá chất lượng, xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên. Đối với các lãnh đạo các trường cao đẳng của Hà nội.thì đánh giá đúng thực chất, năng lực và hiệu quả công việc của từng giáo viên trẻ, từ đó xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cả về chính trị, kiến thức, kỹ năng, phương pháp giảng dạy mới, xây dựng và thực hiện tốt quy chế, chỉ tiêu nội bộ.


    Theo vnies.edu.vn - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
     
Đang tải...