Tiến Sĩ Thực trạng bệnh đái tháo đường, tiền đái tháo đường ở người Khmer tỉnh Hậu Giang và đánh giá hiệu qu

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 1/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
    NĂM 2014



    MỤC LỤC
    Trang
    ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    Chương 1: TỔNG QUAN . 3
    1.1. Bệnh đái tháo đường và các yếu tố liên quan . 3
    1.2. Tình hình nghiên cứu về đái tháo đường 18
    1.3 Hiệu quả của các can thiệp phòng, chống đái tháo đường . 23
    1.4. Một số đặc điểm của địa bàn nghiên cứu. 33
    Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 36
    2.1. Đối tượng nghiên cứu . 36
    2.2. Địa điểm nghiên cứu 36
    2.3. Thời gian nghiên cứu . 36
    2.4. Phương pháp nghiên cứu . 36
    2.5. Phân tích xử lý số liệu nghiên cứu 63
    2.6. Khống chế sai số . 63
    2.7. Đạo đức trong nghiên cứu 64
    2.8. Cán bộ tham gia nghiên cứu 65
    Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 66
    3.1. Tỷ lệ mắc tiền đái tháo đường, đái tháo đường và các yếu tố liên quan 66
    3.2. Đánh giá hiệu quả mô hình can thiệp phòng chống tiền đái tháo đường, đái tháo đường ở người dân tộc khmer tại cộng đồng . 84
    Chương 4: BÀN LUẬN 102
    4.1. Tỷ lệ hiện mắc tiền đái tháo đường, đái tháo đường và một số yếu tố liên quan . 102
    4.2. Đánh giá hiệu quả can thiệp phòng chống tiền đái tháo đường, đái tháo đường týp 2 ở người dân tộc khmer 126
    4.3. Hạn chế của đề tài . 135
    KẾT LUẬN 137
    KIẾN NGHỊ 139
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    BỘ CÂU HỎI
    PHỤ LỤC

    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Hiện nay, đái tháo đường là một vấn đề y tế công cộng mang tính chất toàn cầu, ảnh hưởng đến sức khoẻ của nhiều người, nhất là trong độ tuổi lao động trên toàn thế giới. Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới, tốc độ phát triển của bệnh đái tháo đường tăng nhanh trong những năm qua. Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường khác nhau ở các châu lục và các vùng lãnh thổ. Tại Pháp, 1,4% dân số mắc đái tháo đường; ở Mỹ, tỷ lệ đái tháo đường 6,6%; Singapor là 8,6%; Thái Lan có tỷ lệ đái tháo đường là 3,5%; tại Malaixia, tỷ lệ đái tháo đường là 3,01% [31]; ở Campuchia (2005) ở lứa tuổi từ 25 tuổi trở lên mắc đái tháo đường tại Siemreap là 5% và ở Kampomg Cham là 11% [80]. Năm 2003, toàn thế giới có 171,4 triệu người mắc bệnh đái tháo đường, dự đoán sẽ tăng gấp đôi vào năm 2030. Mỗi ngày có khoảng 8.700 người chết liên quan đến đái tháo đường [63]. Ở Việt Nam, theo Ngô Thanh Nguyên điều tra đối tượng từ 30 tuổi trở lên tại thành phố Biên Hòa năm 2011, tỷ lệ mắc đái tháo đường người 30 tuổi trở lên là 8,1%, trong đó, số mới chẩn đoán là 69,1% [44]. Theo Trần Minh Long, năm 2010, nghiên cứu tại Nghệ An, tỷ lệ đái tháo đường týp 2 ở người từ 30 – 69 tuổi là 9,37% và tỷ lệ tiền đái tháo đường là 17,97% [36]. Theo Huỳnh Nhân Hải, năm 2012, tỷ lệ đái tháo đường typ 2 tại thành phố Vĩnh Long là 7,4%, trong đó tỷ lệ đái tháo đường đã biết là 5,9%, tỷ lệ đái tháo đường không được chẩn đoán (mới phát hiện) là 1,5%. Tỷ lệ rối loạn đường huyết lúc đói khá cao là 19,4% [ 23 ]; Tỉnh Trà Vinh năm 2012 tỷ lệ bệnh đái tháo đường ở người trên 45 tuổi là 9,5% và tỷ lệ mắc tiền đái tháo đường là 19,3% [47].
    Đái tháo đường còn là gánh nặng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội vì sự phát hiện và điều trị bệnh muộn sẽ để lại hậu quả nặng nề trên bệnh nhân. Theo Hiệp hội bệnh đái tháo đường quốc tế, bệnh đái tháo đường týp 2 ngày càng có xu hướng xuất hiện ở những người trong độ tuổi lao động và ở lứa tuổi trẻ hơn; chi phí khổng lồ cho việc chăm sóc đái tháo đường sẽ là gánh nặng cho nhiều nước đang phát triển trong tương lai tới [68], [74]. Việc phát hiện sớm và quản lý bệnh đái tháo đường trong cộng đồng là vô cùng cần thiết. Nhiều y văn đã chứng minh rằng bệnh đái tháo đường hoàn toàn có thể phòng và quản lý được, những người mắc bệnh đái tháo đường nếu được quản lý, tư vấn truyền thông và điều trị kịp thời bằng thuốc, chế độ ăn uống, luyện tập hợp lý sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh và làm chậm sự xuất hiện các biến chứng do bệnh gây nên [18].
    Tỉnh Hậu Giang là một trong những trung tâm lúa gạo của miền Tây Nam bộ, với sự phát triển và đô thị hoá tốc độ nhanh, tình hình mắc các bệnh không lây sẽ tăng nhanh như đái tháo đường, tim mạch, tăng huyết áp, . Khảo sát tại thị xã Ngã Bảy, năm 2009, bước đầu phát hiện tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường ở người dân từ 40 - 69 tuổi là 9,8%; trong đó, đồng bào các dân tộc khác tỷ lệ là 11,8%, và bệnh có xu hướng tăng lên trong cộng đồng dân cư [34]. Dân số các dân tộc khác khoảng trên 170.000 người, trên 22% dân số tỉnh Hậu Giang, trong đó, chủ yếu là đồng bào người dân tộc Khmer với những thói quen, tập quán, đặc trưng riêng; nhưng cho đến nay, ở nước ta chưa có nghiên cứu nào đầy đủ về thực trạng mắc bệnh đái tháo đường; cộng đồng người dân Khmer chưa có hiểu biết đầy đủ về bệnh và chưa quan tâm phòng chống bệnh này [47]. Do đó, để có cơ sở khoa học cung cấp thông tin cho ngành y tế Hậu Giang xây dựng các giải pháp và chính sách y tế công bằng và hiệu quả đến tận các cộng đồng đồng bào các dân tộc anh em về chăm sóc dự phòng bệnh không lây nhiễm đang có xu hướng tăng ở nước ta hiện nay chúng tôi tiến hành nghiên cứu về thực trạng tỷ lệ người dân mắc bệnh đái tháo đường, phát hiện sớm người dân mắc tiền đái tháo đường nhằm tìm các biện pháp phù hợp dự phòng các yếu tố nguy cơ mắc bệnh đặc trưng của người dân tộc Khmer tại cơ sở y tế đầu tiên người dân tiếp cận là trạm y tế xã, qua hai mục tiêu sau:
    1. Xác định tỷ lệ tiền đái tháo đường, đái tháo đường và một số yếu tố liên quan đến bệnh đái tháo đường ở người Khmer từ 45 tuổi trở lên tại tỉnh Hậu Giang năm 2011.
    2. Đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp cộng đồng phòng, chống đái tháo đường ở đồng bào người Khmer từ 45 tuổi trở lên tại địa bàn nghiên cứu
     
Đang tải...