Luận Văn Thực trạng bảo vệ rừng ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    1.Lý do chọn chuyên đề.
    Vốn được mệnh danh là "lá phổi " của trái đất, rừng có vai trò rất quan
    trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái và sự đa dạng sinh học trên
    hành tinh chúng ta. Bởi vậy, bảo vệ rừng và nguồn tài nguyên rừng luôn
    trở thành một nội dung, một yêu cầu không thể trì hoãn đối với tất cả các
    quốc gia trên thế giới trong cuộc chiến đầy gian khó hiện nay nhằm bảo
    vệ môi trường sống đang bị huỷ hoại ở mức báo động mà nguyên nhân
    chủ yếu là do chính hoạt động của con người gây ra.
    Trên phạm vi toàn thế giới, chỉ tính riêng trong vòng 4 thập niên trở lại
    đây, 50% diện tích rừng đã bị biến mất do nhiều nguyên nhân khác nhau.
    Theo tính toán của các chuyên gia của Tổ chức nông - lương thế giới
    (FAO) thì hàng năm có tới 11,5 triệu hecta rừng bị chặt phá và bị hoả hoạn
    thiêu trụi trên toàn cầu, trong khi diện tích rừng trồng mới chỉ vỏn vẹn 1,5
    triệu hecta. Rừng nguyên sinh bị tàn phá, đất đai bị xói mòn dẫn tới tình
    trạng sa mạc hoá ngày càng gia tăng. Nhiều loài động - thực vật, lâm sản
    quý bị biến mất trong danh mục các loài quý hiếm, số còn lại đang phải
    đối mặt với nguy cơ dần dần bị tuyệt chủng. Nghiêm trọng hơn, diện tích
    rừng thu hẹp trên quy mô lớn đã làm tổn thương "lá phổi" của tự nhiên,
    khiến bầu khí quyển bị ô nhiễm nặng, mất cân bằng, ảnh hưởng xấu đến
    sức khoẻ con người và đời sống động, thực vật.v.v .
    Là một quốc gia đất hẹp người đông, Việt Nam hiện nay có chỉ tiêu
    rừng vào loại thấp, chỉ đạt mức bình quân khoảng 0,14 ha rừng, trong khi
    mức bình quân của thế giới là 0,97 ha/ người. Các số liệu thống kê cho
    thấy, đến năm 2000 nước ta có khoảng gần 11 triệu hecta rừng, trong đó
    rừng tự nhiên chiếm khoảng 9,4 triệu hecta và khoảng 1,6 triệu hecta rừng
    tr ng; đ che ph c a r ng ch đ t 33% ồ ộ ủ ủ ừ ỉ ạ so với 45% của thời kì giữa
    những năm 40 của thế kỉ XX. Tuy nhiên, nhờ có những nỗ lực trong việc
    thực hiện các chủ trương chính sách của Nhà nước về bảo vệ và phát
    triển tài nguyên rừng, "phủ xanh đất trống đồi núi trọc" nên nhiều năm
    gần đây diện tích rừng ở nước ta đã tăng 1,6 triệu hecta so với năm 1995,
    trong đó rừng tự nhiên tăng 1,2 triệu hecta, rừng trồng tăng 0,4 triệu hecta.
    Công tác quản lí, quy hoạch tài nguyên rừng cũng có những chuyển động
    tích cực. Trên phạm vi cả nước đã và đang hình thành các vùng trồng rừng
    tập trung nhằm cung cấp nguyên liệu cho sản xuất. Chẳng hạn, vùng
    Đông bắc và Trung du Bắc bộ đã trồng 300 nghìn hecta rừng nguyên liệu
    công nghiệp, Bắc Trung bộ có 70 nghìn hecta rừng thông. Ngoài ra, hơn 6
    triệu hecta rừng phòng hộ và 2 triệu hecta rừng đặc dụng được quy
    hoạch, đầu tư phát triển nhằm bảo vệ môi trường, bảo vệ tính đa dạng
    sinh học; có tới 15 vườn quốc gia và hơn 50 khu bảo tồn thiên nhiên được
    xây dựng, quy hoạch và quản lí . Trong 10 năm qua, hàng năm giá trị sản
    xuất lâm nghiệp đạt xấp xỉ 6 nghìn tỷ đồng, chiếm 5-7% giá trị sản lượng
    nông, lâm thuỷ sản.
    Mặc dù có những kết quả tích cực trong quy hoạch, sản xuất cũng như
    trong bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên rừng, song nhìn chung chất
    lượng rừng ở nước ta hiện nay vẫn còn rất thấp, rừng nước ta đã ít mà
    trong đó có tới hơn 6 triệu hecta rừng nghèo kiệt, năng suất rừng trồng
    còn thấp. Đặc biệt, nguồn tài nguyên rừng nước ta vẫn tiếp tục đứng
    trước những nguy cơ nghiêm trọng như bị huỷ hoại, suy thoái, giảm sút và
    mất dần tính đa dạng sinh học của rừng đã thực sự là những lời cảnh báo
    nghiêm khắc đối với chúng ta trong "sứ mệnh" bảo vệ và phát triển tài
    nguyên rừng nói riêng và bảo vệ môi trường sống- chiếc nôi dung dưỡng
    s s ng c a con ng i - nói chung. ự ố ủ ườ Vì vậy chúng tôi chọn chuyên đề “
    Bảo vệ rừng” để nghiên cứu.
    2. Mục đích nghiên cứu.
    Tình hình bảo vệ rừng việt Nam.
    Đưa ra một số giải pháp bảo vệ rừng.
    Bổ sung cơ sở lý luận và thực tiễn bảo vệ rừng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...