Báo Cáo Thực trạng bảo vệ người tiêu dùng theo ngành

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục:
    Phần 1 Lời mở đầu. 3
    Phần 2 Bộ luật bảo vệ người tiêu dùng. 3
    2.1 Hệ thống các chủ thể có chức năng bảo vệ lợi ích của NTD. 4
    2.1.1:Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NTD là trách nhiệm
    chung của toàn xã hội. 4
    2.1.3: Các tổ chức chính trị, chính trị-xã hội, xã hội, xã hội-nghề
    nghiệp. 4
    2.1.2: Cơ quan nhà nước. 4
    2.2 Bộ luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (2010) . 5
    2.2.1 Những nội dung cơ bản của luật bảo vệ quyền lợi người
    tiêu dùng. 5
    2.2.2 Một số nội dung cơ bản của Luật. 6
    2.3 Một số bộ luật liên quan. 10
    Phần 3 Thực trạng bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam hiện nay. 10
    3.1.Hoạt động của cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị,
    chính trị-xã hội, xã hội, xã hội-nghề nghiệp. 11
    3.2 Hoạt động của các doanh nghiệp. 13
    Phần 4 Nguyên nhân - thực trạng BVNTD ngành sữa. 14
    4.1 Thực trạng vấn đề bảo vệ người tiêu dùng trong ngành sữa. 14
    4.1.1 Giá cả. 14
    4.1.2 Chất lượng sản phẩm. 15
    4.1.3 Thông tin sản phẩm và thông tin thương hiệu. 16
    4.1.4 Chính sách hậu mãi. 17
    4.1.5 Dịch vụ tư vấn. 18
    4.1.6 Quảng cáo. 18
    4.1.7 Bồi thường, thu hồi khi sản phẩm có khuyết tật. 19
    4.2 Quy định của pháp luật. 20
    Phần 5 Giải pháp cho nghành sữa. 28
    2




    Phần 1:Lời mở đầu
    Trong những năm gần đây, hoạt động bảo vệ người tiêu dùng đang là một vấn đề hết
    sức nghiêm trọng, nóng bỏng và cũng không kém phần quan trọng đối với sự phát triển của
    các doanh nghiệp. Tất cả mọi hoạt động sản xuất và kinh doanh của bất kì doanh nghiệp nào
    cũng đều xuất phát từ thị trường, đều hướng đến việc thỏa mãn tốt nhất nhu cầu ngày càng
    phong phú và đa dạng của người tiêu dùng.
    Thật vậy, người tiêu dùng là một bộ phận quan trọng trong xã hội, chính họ là động
    lực thúc đẩy việc sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, vì nếu không có họ thì cũng không có việc
    sản xuất. Để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và uy tín của doanh nghiệp,
    ngoài việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực, phát triển R&D, không ngừng đổi mới công
    nghệ, cải tiến mẫu mã sản phẩm, tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hợp
    lý thì doanh nghiệp cũng cần phải củng cố, duy trì và phát triển uy tín thương hiệu của
    doanh nghiệp mình. Một trong những phương pháp đem lại hiệu quả cao nhất cho các doanh
    nghiệp đó là hoạt động bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, lợi ích của doanh nghiệp cũng phải có
    sự kết hợp hài hòa và đi đôi với lợi ích của người tiêu dùng cũng như toàn xã hội. Trong thời
    gian qua, có rất nhiều vấn đề tiêu dùng đang ngày càng đe dọa tới sức khỏe, quyền lợi và
    thậm chí đến tính mạng của người tiêu dùng mà biểu hiện cụ thể của nó là sự xuất hiện của
    các hàng hóa kém chất lượng, hàng giả, hàng hóa không rõ nguồn gốc, sản phẩm có chứa các
    chất ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của người tiêu dùng. Chính vì vậy, vấn đề bảo vệ
    quyền lợi người tiêu dùng là trách nhiệm của doanh nghiệp, nhà nước, các cơ quan chuyên
    ngành cũng như chính bản thân người tiêu dùng. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của
    nước ta hiện nay, vấn đề bảo vệ người tiêu dùng không những chỉ mang tính chất quốc gia
    mà còn mang tính chất quốc tế.
    Theo các bài báo cũng như các đơn kiện của người tiêu dùng thì phần lớn các vi phạm
    đến quyền lợi của người tiêu dùng liên quan trực tiếp đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm
    như: thịt tẩm ướt bằng chất hóa học nhằm lưu giữ lâu ngày, gà được nhuộm vàng bởi vecni
    đánh bóng gỗ, tôm được bơm thạch nhằm tăng trọng lượng, công nghệ làm nhân bánh bao từ
    vỏ hộp cacton, nước uống đóng chai có chứa các tạp chất, gia vị độc hại, vi phạm quy định
    chất lượng hàng hóa, quy định ghi nhãn hàng hóa của các công ty sữa có tên tuổi trong ngành
    như Vinamilk, Hanoimilk, đã gây hoang mang cho người tiêu dùng.
    Đứng trước tình trạng quyền lợi người tiêu dùng bi xâm phạm nghiêm trọng như vậy,
    Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thay thế cho Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu
    dùng năm 1999 sẽ chính thức có hiệu lực từ 1/7/2011. Sự ra đời của Luật bảo vệ quyền lợi
    người tiêu dùng Việt Nam 2010 tạo hành lang pháp lý vững chắc để công tác bảo vệ người
    tiêu dùng được thực thi có hiệu quả.
    Qua quá trình phân tích thực trạng hiện tại và Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ,
    nhóm đưa ra một số đánh giá về thực trạng quyền lợi của người tiêu cũng như ảnh hưởng của
    bộ luật này đến hoạt động của các doanh nghiệp và các tổ chức có liên quan. Đồng thời nhóm
    có kiến nghị một số biện pháp nhằm nâng cao tính chặt chẽ của Luật bảo vệ quyền lợi người
    tiêu dùng, qua đó giúp doanh nghiệp dễ dàng nâng cao uy tín thương hiệu trên thị trường.
    Phần 2: Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
    3




    2.1 Hệ thống các chủ thể có chức năng bảo vệ lợi ích của NTD
    2.1.1:Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NTD là trách nhiệm chung của toàn xã
    hội
     Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 (LBVNTD) quy định “Bảo vệ quyền
    lợi người tiêu dùng là trách nhiệm chung của Nhà nước và toàn xã hội” (đoạn 1 Điều
    4 Chương I ). Quy định này thể hiện một nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng và
    tính cần thiết của việc bảo vệ lợi ích của NTD. Bởi vì các quyền cơ bản của NTD mà
    Bản hướng dẫn về bảo vệ NTD của Liên Hiệp quốc năm 1985[2] đưa ra, bao gồm (1)
    quyền được thỏa mãn nhu cầu cơ bản, (2) quyền được an toàn, (3) quyền được thông
    tin, (4) quyền được lựa chọn, (5) quyền được lắng nghe, (6) quyền được bồi thường,
    (7) quyền được giáo dục về tiêu dùng và (8) quyền được có một môi trường lành
    mạnh và bền vững, rõ ràng chỉ có thể được đảm bảo bằng sự chung sức của toàn xã
    hội.
     Pháp lệnh BVNTD năm 1999 cũng quy định: “Cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ
    chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp,
    đơn vị vũ trang nhân dân và mọi cá nhân có trách nhiệm thực hiện các quy định của
    Pháp lệnh này và các quy định khác của pháp luật có liên quan về bảo vệ quyền lợi
    người tiêu dùng. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của
    Mặt trận trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tuyên truyền,
    giáo dục, động viên nhân dân tham gia các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu
    dùng và thi hành pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng” (đoạn 2, 3 Điều 2).
     Chắc chắn rằng, tất cả các chủ thể này đều cần phải và có thể, phù hợp với chức năng
    của mình, đóng một vai trò nhất định trong việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp
    của NTD. Tuy nhiên quy định trên chỉ là quy định có tính nguyên tắc, trước hết có giá
    trị làm căn cứ cho các quy định nghĩa vụ cụ thể khác, từ đó chưa thể rút ra một nghĩa
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...