Luận Văn Thực trạng bạo lực thể chất đối với phụ nữ tại xã trường Giang, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI
    KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

    Lớp: Đ4.CT3
    Ngành: Công tác xã hội


    Đề tài: Thực trạng bạo lực thể chất đối với phụ nữ tại xã Trường Giang, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa.


    LỜI MỞ ĐẦU


    1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.
    Gia đình là tế bào xã hội, là tổ ấm thân yêu của mỗi con người, như Bác Hồ đã từng nói: “Gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, hạt nhân của xã hội là gia đình, chính vì vậy muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải chú ý đến hạt nhân cho tốt”. Quả đúng như vậy gia đình luôn được coi là nền tảng để phát triển xã hội. Nếu gia đình hạnh phúc, tốt đẹp sẽ mang lại sự bình yên, hạnh phúc cho mỗi con người, sự bình ổn và phát triển cho xã hội. Nếu gia đình có mâu thuẫn, xung đột thường xuyên xảy ra bạo lực nó sẽ cản trở sự phát triển của mỗi cá nhân và ảnh hưởng tới toàn xã hội.
    Bạo lực gia đình, đặc biệt là bạo lực chống lại phụ nữ đang diễn ra khắp nơi trên thế giới với nhiều dạng thức tinh vi không phân biệt dân tộc, màu da, tầng lớp, lứa tuổi, trình độ văn hóa, địa vị xã hội. Ngay ở những nước được coi là phát triển và văn minh ở châu Âu, châu Mỹ vẫn có không ít người phải chịu đựng vấn nạn này. Theo số liệu điều tra năm 2001, hơn ½ triệu phụ nữ Mỹ (588.490 phụ nữ) chết do bạo lực ngia đình bởi người chồng của họ. Trung bình mỗi ngày có 3 phụ nữ bị giết bởi người chồng hoặc bạn trai của họ. Trong tài liệu được công bố tại hội nghị châu Âu lần thứ nhất về phòng chống thương tích và nâng cao an toàn tại Viên (Áo) từ ngày 25 đến ngày 27 tháng 6 năm 2006 cũng đưa ra những số liệu đáng quan tâm về nạn bạo lực gia đình – bạo lực giữa các đôi chiếm 40 – 70% các vụ án mạng ở phụ nữ, cứ 4 người phụ nữ thì có 1 người (tỉ lệ này ở nam là 1 trên 20) đã từng bị bạo lực tình dục trong cuộc đời. Các số liệu cho thấy BLGĐ thực sự là vấn nạn mang tính toàn cầu và đòi hỏi một cách tiếp cận đa ngành để giải quyết triệt để.
    Tại Việt Nam bạo lực gia đình đang diễn ra ngày càng gia tăng và phức tạp dưới nhiều hình thức khác nhau, ở mọi gia đình, mọi nơi dễ nhìn thấy nhất là bạo lực thể chất. Tình trạng bất hạnh đỗ vỡ sau hôn nhân, mà chủ yếu là do bạo lực gia đình đã kéo theo biết bao nhiêu hệ lụy ảnh hưởng rất lớn đến đời sống đạo đức, đây là một thực tế đáng lo ngại cần sự quan tâm sâu sắc của toàn xã hội. Theo kết quả điều tra 8 tỉnh của hội liên hiệp phụ nữ năm 2008, có 30% số gia đình có hành vi bạo lực tình dục, 25% số gia đình được hỏi có hành vi bạo lực tình dục và 23% số gia đình được hỏi có hành vi bạo lực thể chất trong đó phụ nữ là nạn nhân chiếm 97%. Cũng theo điều tra của trung tâm nghiên cứu Giới và phát triển, Bạo lực gia đình đã làm cho gia đình tan nát chiếm 49,7%, thống kê của tòa án nhân dân tối cao chúng ta càng thấy rõ hậu quả của bạo lực, tính trung bình trong 5 năm từ 2000 đến 2005 cả nước có 352.000 vụ ly hôn có tới 39,730 vụ ly hôn do bạo lực gia đình (chiến 53,1%).
    Ở Xã Trường Giang, huyện Nống Cống, tỉnh Thanh Hóa thì bạo lực gia đình đối với phụ nữ là hiện tượng thường xảy ra, có tính chất ngày càng nghiêm trọng nhất là bạo lực thể chất với phụ nữ ngày càng gia tăng về số vụ và mức độ nghiêm trọng. Bản thân người nghiên cứu cũng đã chứng kiến nhiều vụ bạo lực thể chất tại địa phương. Mặc dù trong những năm gần đây đời sống kinh tế - xã hội của bà con trong xã ngày càng phát triển. Song vai trò, địa vị, quyền con người phụ nữ vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Một điều rất dễ nhận thấy là trong gia đình người phụ nữ ít được quan tâm, ít có cơ hội làm chủ gia đình. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là do công tác phòng chống bạo lực với phụ nữ ở địa phương vẫn chưa được triển khai hiệu quả. Vì vậy việc tìm hiểu thực trạng và các hoạt động trợ giúp phụ nữ bị bạo lực thể chất của chính quyền xã từ đó đưa ra giải pháp khắc phục, phòng chống là rất quan trọng và cần thiết.
    Đề tài “Thực trạng bạo lực thể chất đối với phụ nữ tại xã trường Giang, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa ” muốn nêu lên thực trạng bạo lực thể chất đối với phụ nữ và một số giải pháp để phòng chống nó thông qua những chứng cứ thực tế từ cuộc đấu tranh chống bạo lực gia đình đặc biệt là bạo lực thể chất đối với phụ nữ. Chúng ta những con người của thế kỹ 21 cần phải đặc biệt quan tâm đến vấn đề bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ và lên án nạn bạo lực với phụ nữ góp phần vào nâng cao địa vị và quyền con người chính đáng của phụ nữ ở trong gia đình và ngoài xã hội.
    2. Mục đích nghiên cứu.
    Tìm hiều thực trạng bạo lực thể chất với phụ nữ và một số hoạt động trợ giúp phụ nữ bị bạo lực của chính quyền xã Trường Giang, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa. Từ đó đưa ra một số giải pháp và kiến nghị trong công tác phòng chống bạo lực gia đình nói chung và bạo lực thể chất với phụ nữ nói riêng.
    3. Đối tượng nghiên cứu
    Bạo lực thể chất đối với phụ nữ trên địa bàn xã trường Giang, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa.
    Công tác phòng chống bạo lực thể chất đối với phụ nữ của chính quyền địa phương.
    4. Phạm vi nghiên cứu
    Không gian nghiên cứu: bạo lực thể chất với phụ nữ đã lập gia đình tại xã Trường Giang trong độ tuổi từ 20- 50
    Thời gian nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu trong gia đoạn từ 2008 – 2012. Các quan điển giải pháp nhằm phòng chống bạo lực thể chất với phụ nữ xã Trường Giang và xây dựng cho thời kỳ tiếp.
    5. Khách thể nghiên cứu
    Nghiêm cứu 70 người dân trong xã trong đó:
    +27 phụ nữ tại xã trường Giang ( Đã có gia đình)
    +27 nam giới tại xã trường Giang ( Đã có gia đình)
    +6 Cán bộ xã, thôn chuyên chịu trách nhiệm các mảng: Dân số gia đình và trẻ em, hội phụ nữ, công an, y tế, kế hoặch hóa gia đình.
    Phỏng Vấn sâu 35 người.
    Các chính sách pháp luật về luật phòng chống bạo lực gia đình với phụ nữ.
    6. Phương pháp nghiên cứu
    Thu thập thông tin :


    Điều tra bảng hỏi.
    Phỏng vấn sâu
    Thảo luận nhóm.
    Nghiên cứu tài liệu ( Sách báo, Internet, tài liệu )
    Xử lý thông tin :


    Thống kê toán học.
    Tổng hợp phân tích.
    So sánh
    Phân tích tài liệu.
    Các số liệu được sử dụng trong nghiên cứu là các kết quả nghiên cứu các báo cáo và số liệu thống kê của cá nhân và các tổ chức cơ quan trong xã và các tổ chức quốc gia.
    7. Kết cấu đề tài
    Bài nghiên cứu gồm 3 chương:
    Chương I : Một số vấn đề lý luận cơ bản về bạo lực thể chất đối với phụ nữ.
    Chương II : Thực trạng bạo lực thể chất đối với phụ nữ tại xã Trường Giang, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa.
    Chương III: Một số giải pháp, kiến nghị nhằm phòng chống bạo lực thể chất đối với phụ nữ tại xã Trường Giang, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa.

    MỤC LỤC


    LỜI MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu. 1
    2. Mục đích nghiên cứu. 2
    3. Đối tượng nghiên cứu. 3
    4. Phạm vi nghiên cứu. 3
    5. Khách thể nghiên cứu. 3
    6. Phương pháp nghiên cứu. 3
    7. Kết cấu đề tài 4
    PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU. 5
    CHƯƠNG I : MỘT SỐ VẪN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BẠO LỰC THỂ CHẤT ĐỐI VỚI PHỤ NỮ. 5
    1.1. Khái niệm bạo lực gia đình và một số khái niệm liên quan. 5
    1.1.1.Khái niệm gia đình. 5
    1.1.2.Khái niệm phụ nữ. 5
    1.1.3.Khái niệm bạo lực với phụ nữ. 6
    1.1.4. Khái niệm về bạo lực gia đình. 7
    1.1.5. Khái niệm về bạo lực thể chất với phụ nữ. 9
    1.2.Các hình thức của bạo lực gia đình đối với phụ nữ. 9
    1.2.1. Bạo lực thể chất: 10
    Các hành vi bạo lực thể chất phổ biến nhất của BLTC: 10
    1.2.2. Bạo lực tinh thần. 10
    1.2.3. Bạo lực tình dục. 11
    1.2.4. Bạo lực kinh tế. 11
    1.3. Khái quát về bạo lực thể chất đối với phụ nữ hiện nay ở Việt Nam. 12
    1.3.1. Khái quát chungvề tình hình bạo lực thể chất đối với phụ nữ. 12
    1.3.2. Hậu quả của bạo lực thể chất đối với phụ nữ. 13
    1.3.3. Nguyên nhân gây nên bạo lực thể chất đối với phụ nữ. 14
    1.4. Quan điểm, chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước ta về bạo lực gia đình. 16
    1.4.1.Các quyền của phụ nữ liên quan đến BLGĐ. 16
    1.4.2.Pháp luật Việt Nam về các vấn đề liên quan tới bạo lực gia đình. 17
    1.4.2.1. Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới bạo lực gia đình. 17
    1.4.2.2. Biện pháp xử lý đối với những hành vi vi phạm các quyền: 18
    TIỂU KẾT CHƯƠNG I: 20
    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG BẠO LỰC THỂ CHẤT ĐỐI VỚI PHỤ NỮ TẠI XÃ TRƯỜNG GIANG, HUYỆN NÔNG CỐNG, TỈNH THANH HÓA. 21
    2.1. Giới thiệu sơ lược về địa bàn xã Trường Giang, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa và phương pháp tiến hành nghiên cứu. 21
    2.1.1. Điều kiện tự nhiên. 21
    2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội. 21
    2.1.3. Đặc điểm Văn hóa. 22
    2.1.4. Khái quát chung về phương pháp và khách thể nghiên cứu. 23
    2.1.4.1. Các phương pháp tiến hành nghiên cứu. 23
    2.1.4.2. Các khách thể nghiêm cứu. 24
    2. 2. Thực trạng BL thể chất với phụ nữ trên địa bàn xã Trường Giang. 24
    2.2.2. Các hành vi và mức độ phổ biến của các hành vi BL thể chất với phụ nữ tại xã Trường Giang. 27
    2.2.3. Thực trạng cách ứng phó chủ yếu của phụ nữ tại địa phương khi họ bị BL thể chất. 32
    2.2.4. Nguyên nhân của bạo lực thể chất với phụ nữ tại địa phương. 36
    2.2.4.1. Nhóm nguyên nhân về nhận thức. 37
    a) Bất bình đẳng giới: 39
    b) Tâm lý của phụ nữ. 40
    c) Trình độ văn hóa thấp. 41
    d) Thiếu kỹ năng sống. 42
    2.2.4.2. Nhóm nguyên nhân xuất phát từ lối sống và hoàn cảnh sống. 43
    a) Say và nghiện rượu. 43
    b) Cờ bạc, lô đề. 45
    c) Bất đồng về kinh tế, nuôi dạy con cái. 45
    2.2.4.3. Nhóm nguyên nhân từ khung pháp lý xã hội: 47
    2.2.5. Hậu quả của bạo lực thể chất 48
    2.2.6. Thực trạng một số hoạt động trợ giúp phụ nữ khi bị bạo lực thể. 52
    chất của chính quyền địa phương. 52
    2.2.6.1.Hoạt động trợ giúp phụ nữ khi bị Bạo lực thể chất của chính quyền Xã Trường Giang. 52
    a) Dịch vụ hỗ trợ cho phụ nữ khi bị bạo lực thể chất. 52
    b) Hình thức xử lý người gây ra bạo lực thể chất. 54
    2.2.6.2.Một số chương trình được thực hiện tại xã Trường Giang. 57
    a) Xây dựng đời sống văn hóa ở các khu dân cư: 57
    b) Xây dưng gia đình kiểu mẫu: gia đình văn hóa, không có bạo lực, con cái ngoan ngoãn. 58
    c) Một số chương trình tuyên truyền nâng cao kiến thức cho phụ nữ: Bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình, chăm sóc sức khỏe được thực hiện tại địa phương. 59
    2.2.6.3. Một số khó khăn, hạn chế trong hoạt động trợ giúp phụ nữ bị BL thể chất của chính quyền xã Trường Giang. 62
    TIỂU KẾT CHƯƠNG II: 63
    CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC THỂ CHẤT ĐỐI VỚI PHỤ NỮ TẠI XÃ TRƯỜNG GIANG, HUYỆN NÔNG CỐNG, TỈNH THANH HÓA. 64
    3.1.Một số giải pháp nhằm phòng chống bạo lực thể chất đối với phụ nữ . 64
    3.1.1. Nhóm giải pháp tác động thay đổi nhận thức của các gia đình, cá nhân và của cán bộ chính quyền đoàn thể về phòng chống bạo lực thể chất đối với phụ nữ. 64
    3.1.2. Nhóm giải pháp tác động thay đổi lối sống, hoàn cảnh sống, chú trọng thu hút sự tham gia của các gia đình và cá nhân. 68
    3.1.3. Nhóm giải pháp về khung pháp lý xã hội. 71
    3.2. Một số kiến nghị nhằm tăng cường hiệu quả công tác phòng chống bạo lực thể chất đối với phụ nữ . 75
    3.2.1. Đối với lãnh đạo các cấp Đảng ủy, chính quyền huyện Nông Cống. 75
    3.2.2. Đối với chính quyền Xã Trường Giang. 75
    3.2.3. Đối với cộng đồng dân cư: 77
    3.2.4. Đối người bị bạo lực, người gây ra bạo lực và với Gia đình. 77
    PHẦN KẾT LUẬN 79
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
    PHỤ LỤC 82
    PHỤ LỤC 1: PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN 82
    PHỤ LỤC 2: Mẫu phỏng vấn sâu với cán bộ chính quyền địa phương. 89
    PHỤ LỤC 3: Mẫu phỏng vấn sâu đối với người gây ra bạo lực thể chất ( Nam giới) 90
    PHỤ LỤC 4: Mẫu phỏng vấn sâu sử dụng đối với phụ nữ ( Nạn nhân của BLTC) 91

    DANH MỤC BẢNG BIỂU

    [TABLE]
    [TR]
    [TD]STT
    [/TD]
    [TD]Tên bảng biểu
    [/TD]
    [TD]Trang
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Bảng 1
    [/TD]
    [TD] Mẫu nghiên cứu
    [/TD]
    [TD]24
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Bảng 2
    [/TD]
    [TD]Đánh giá mức độ phổ biến của các hành vi bạo lực thể chất đối với phụ nữ
    [/TD]
    [TD]27
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Bảng 3
    [/TD]
    [TD] Cách ứng phó chủ yếu của phụ nữ khi bị bạo lực thể chất.
    [/TD]
    [TD]33
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Bảng 4:
    [/TD]
    [TD]Bảng đánh giá nhận thức của người dân trong xã về hành vi của BLGĐ
    [/TD]
    [TD]39
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Bảng 5
    [/TD]
    [TD]Đánh giá trình độ văn hóa.
    [/TD]
    [TD]42
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Bảng 6
    [/TD]
    [TD]Hậu quả của bạo lực thể chất đối với phụ nữ
    [/TD]
    [TD]50
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Bảng 7
    [/TD]
    [TD]Đánh giá dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho phụ nữ khi bị bạo lực thể chất.
    [/TD]
    [TD]53
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Bảng 8
    [/TD]
    [TD]Khi xảy ra bạo lực thể chất hình thức thường được xử lý đối với người gây bạo lực
    [/TD]
    [TD]56
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]














    DANH MỤC BIỂU ĐỒ

    [TABLE]
    [TR]
    [TD]STT
    [/TD]
    [TD]Tên biểu đồ

    [/TD]
    [TD]Trang
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Biểu đồ 1
    [/TD]
    [TD]Đánh giá mức độ phổ biến của tình trạng BLTC đối với phụ nữ tại xã Trường Giang.
    [/TD]
    [TD]25
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Biểu đồ 2
    [/TD]
    [TD]Nguyên nhân của bạo lực thể chất đối với phụ nữ tại xã Trường Giang (%)
    [/TD]
    [TD]37
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Biểu đồ 3
    [/TD]
    [TD] Hoàn cảnh kinh tế gia đình phụ nữ bị bạo lực thể chất hiện nay.
    [/TD]
    [TD]47
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Biểu đồ 4
    [/TD]
    [TD]Thể hiện sự hiểu biết về luật bình đẳng giới, Luật phòng chống bạo lực gia đình của 60 người được khảo sát tại xã Trường Giang.
    [/TD]
    [TD]61
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Biểu đồ 5
    [/TD]
    [TD] Hình thức tuyên truyền Luật bình đẳng giới, Luật phòng chống bạo lực gia đình .
    [/TD]
    [TD]62
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...