Tiểu Luận Thực trạng bảo lãnh ở việt nam hiện nay

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 21/11/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC



    I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG 1
    1. Khái niệm bảo lãnh ngân hàng 1
    2. Các loại bảo lãnh ngân hàng 2
    3. Chức năng của bảo lãnh 7
    4. Vai trò của bảo lãnh 8
    5. Quy chế bảo lãnh ngân hàng 10
    II. THỰC TRẠNG BẢO LÃNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 12
    1. Thành tựu đạt được 13
    2. Tồn tại, hạn chế 17
    3. Nguyên nhân của những hạn chế 18
    III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG 21

    I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG
    1. KHÁI NIỆM BẢO LÃNH NGÂN HÀNG

    "Bảo lãnh ngân hàng": Là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay.
    "Cam kết bảo lãnh": Là văn bản bảo lãnh của tổ chức tín dụng, bao gồm:
    a) "Thư bảo lãnh": là cam kết đơn phương bằng văn bản của tổ chức tín dụng về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.
    b) "Hợp đồng bảo lãnh": Là thoả thuận bằng văn bản giữa tổ chức tín dụng và bên nhận bảo lãnh hoặc giữa tổ chức tín dụng, bên nhận bảo lãnh, khách hàng và các bên liên quan (nếu có) về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.
    Trong một nghiệp vụ bảo lãnh thường có ít nhất 3 thành phần sau đây:
    - Người bảo lãnh - The Guarantor (The suarety) là người phát hành bảo lãnh (ngân hàng, tổ chức tín dụng khác .).
    - Người được bảo lãnh - The Principal (The debtor) là người yêu cầu bảo lãnh.
    - Người thụ hưởng bảo lãnh - The Beneficiary (The creditor) là người nhận cam kết bảo lãnh.
    Như vậy, một nghiệp vụ bảo lãnh không chỉ đơn thuần là quan hệ giữa ngân hàng bảo lãnh và người hưởng bảo lãnh, mà còn bao hàm những mối quan hệ khác nữa. Đó là:
    - Quan hệ giữa người được bảo lãnh và người hưởng bảo lãnh: Đây là mối quan hệ gốc, là cơ sở phát sinh yêu cẩu bảo lãnh.
    - Quan hệ giữa ngân hàng bảo lãnh và người được bảo lãnh: Đó là quan hệ giữa ngân hàng cấp tín dụng và khách hàng hưởng tín dụng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...