Chuyên Đề Thực trạng bao gói sản phẩm của Công ty Kinh đô và 1 số đề xuất nâng cao khả năng cạnh tranh

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thực trạng bao gói sản phẩm của Công ty Kinh đô và 1 số đề xuất nâng cao khả năng cạnh tranh

    PHẦN MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài


    Cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt hơn đối với các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 50 của tổ chức thương mại thế giới (WTO) lại càng làm cho mức độ cạnh tranh cao hơn. Không những cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước mà còn cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài muốn nhảy vào thị trường đầy hứa hẹn của Việt
    Nam. Đứng trước thực trạng đấy, không một ngành sản xuất nào lại chịu đứng yên, mà tất cả đều phải nỗ lực hơn nữa để tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp mình. Nhằm đem lại lợi ích tối đa cho người tiêu dùng, nhưng cũng là giúp cho doanh nghiệp mình thu được lợi nhuận cao nhất và gây dựng được niềm tin cho khách hàng. Ngành kinh doanh bánh kẹo cũng vậy, với nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng không những sản phẩm phải tốt về chất lượng mà còn phải đẹp về hình thức bên ngoài. Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo đã đưa ra những chiến lược nhằm thu hút khách hàng như: Giảm giá, khuyến mãi, nâng cao chất lượng sản phẩm, nghiên cứu sâu hơn về nhu cầu thưởng thức ẩm thực của người Việt Nhưng có một vấn đề mà các doanh nghiệp đã không chú ý tới hoặc là sử dụng hiệu quả, chưa làm phát huy hết được khả năng cạnh tranh của công cụ cạnh tranh này, đó là: Bao gói của bánh kẹo.
    Bao gói là một phần không thể thiếu khi chứa đựng, vận chuyển và bảo quản thực phẩm, đặc biệt là sản phẩm bánh kẹo. Nhưng, quan niệm ngày nay cần phải được bổ sung, việc thiết kế bao gói cho các sản phẩm bánh kéo còn là một trong những công cụ Marketing đắc lực nhất của doanh nghiệp, có thể xem bao gói như là chữ P thứ năm sau bốn chữ P truyền thống. Nên việc thiết kế bao gói đẹp và bắt mắt là việc hết sức quan trọng, bao gói cũng phần nào thể hiện cho khách hàng biết được những thông tin, những hoạt động của doanh nghiệp tới khách hàng. Việc thiết kế bao gói bắt mắt cũng quan trọng không kém gì việc tạo ra chất lượng tốt cho sản phẩm. Nếu chất lượng tốt mà bao gói không gây được ấn tượng tốt với khách hàng thì cũng không mang lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp, cũng như việc bao gói đẹp mà chất lượng không tốt thì sẽ bị khách hàng tẩy chay, vì thế việc phát triển sản phẩm phải kết hợp được các yếu tố đấy lại với nhau để tạo sức cạnh tranh.
    Đối với người làm Marketing, không ít người đã nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, nhưng chưa thật sự đầy đủ và đúng mức nên còn nhiều vấn đề để xem xét. Vì vậy đề tài nghiên cứu này nhằm tìm ra câu hỏi “Bao gói có khả năng cạnh tranh như thế nào trong việc tiêu thụ sản phẩm và doanh nghiệp kinh đô nói riêng cũng như các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh kẹo nói chung đã áp dụng bao gói hiệu quả hay chưa?”,. Với việc nghiên cứu bao gói sản phẩm của kinh đô có thể phần nào nói lên tình trạng sử dụng bao gói của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bánh kẹo tại Việt Nam và hy vọng bao gói sẽ được quan tâm nhiều hơn trong ngành sản xuất bánh kẹo cũng như các nghành sản xuất khác trong tương lai.
    2. Mục tiêu nghiên cứu


    Tôi nghiên cứu đề tài này với 2 mục tiêu chính:

    - Thứ nhất: Phân tích các quyết định về bao gói sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bánh kẹo Việt Nam hiện nay.
    - Thứ hai: Nghiên cứu nhằm làm nổi bật, thể hiện khả năng cạnh tranh của bao gói của doanh nghiệp bánh kẹo Kinh Đô so với các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo Việt Nam hiện nay.


    3. Phương pháp, đối tượng và phạm vi nghiên cứu.


    a. Đối tượng nghiên cứu

    - Khách hàng người tiêu dùng
    - Công ty bánh kẹo Kinh Đô và các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo khác tại Việt Nam.
    b. Phương pháp nghiên cứu
    Các phương pháp nghiên cứu chính:
    - Phương pháp hệ thống, phương pháp tư duy.
    - Phương pháp phân tích - tổng hợp.
    - Phương pháp so sánh - đối chiếu.
    c. Phạm vi nghiên cứu
    Về thời gian, Nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 2000 cho đến thời điểm hiện nay.
    Về không gian, được giới hạn trong các doanh nghiệp và người tiêu dùng tại Việt Nam.


     
Đang tải...