Tài liệu Thực trạng bán đấu giá quyền mua cổ phần tại các DNNN. Trường hợp cụ thể của HFIC

Thảo luận trong 'Kinh Tế Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Thực trạng bán đấu giá quyền mua cổ phần tại các DNNN. Trường hợp cụ thể của HFIC

    Phần mở đầu
    1. Lư do chọn đề tài:
    Cách tăng vốn được nhiều doanh nghiệp hiện nay lựa chọn là phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá ưu đăi, thậm chí bằng mệnh giá. Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường sụt giảm mạnh, giao dịch không sôi động khi triển vọng tăng giá cổ phiếu là không nhiều và nhất là cơ chế giao dịch quyền mua khó khăn nên nhiều nhà đầu tư không muốn thực hiện quyền mua cổ phần và muốn chuyển nhượng.
    Bên canh đó, sau những vụ đầu tư dàn trải kém hiệu quả của một số DNNN, điển h́nh là Vinashin, Chính phủ đă yêu cầu rà soát và thu hẹp đầu tư ngoài ngành. Do đó, khi các doanh nghiệp này tăng vốn, các cổ đông có vốn nhà nước (đặc biệt là các DNNN) hoặc không có nguồn lực tài chính hoặc không muốn nâng tỷ lệ sở hữu nên đă thực hiện chuyển nhượng quyền mua cổ phần của ḿnh. H́nh thức chuyển nhượng được thực hiện ở đây chủ yếu là bán đấu giá.
    Đây là lư do tác giả lựa chọn đề tài : “ Thực trạng bán đấu giá quyền mua cổ phần tại các DNNN. Trường hợp cụ thể của HFIC ”.
    2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng bán đấu giá quyền mua cổ phần tại các DNNN.
    Phạm vi nghiên cứu: Những cuộc bán đấu giá quyền mua cổ phần điển h́nh của các DNNN và cuộc bán đấu giá quyền mua cổ phần HDBank tại HFIC.
    3. Mục đích nghiên cứu:
    Đề tài được nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng bán đấu giá quyền mua cổ phần tại các DNNN. Từ đó, tác giả đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả bán đấu giá quyền mua cổ phần.
    4. Bố cục :
    Đề tài gồm 3 phần:
    Chương 1 : Tổng quan về doanh nghiệp nhà nước và quy tŕnh bán đấu giá quyền mua cổ phần.
    Chương 2 : Thực trạng bán đấu giá quyền mua cổ phần tại các doanh nghiệp nhà nước. Trường hợp cụ thể của HFIC.
    Chương 3 : Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả bán đấu giá quyền mua cổ phần.

















    CHƯƠNG 1
    TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ QUY TR̀NH BÁN ĐẤU GIÁ QUYỀN MUA CỒ PHẦN









    1.1 Doanh nghiệp nhà nước
    1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp nhà nước
    Nhằm tiếp tục cải thiện môi trường pháp lư, bảo đảm cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được tự do kinh doanh; tự chủ, tự chịu trách nhiệm; b́nh đẳng trước pháp luật và chính sách nhà nước, ngày 29/11/2005 Quốc hội khóa XI đă thông qua luật Doanh nghiệp (thống nhất), có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2006, thay thế Luật Doanh nghiệp 1999 và Luật doanh nghiệp Nhà nước 2003. Quy định tại Khỏan 22 Điều 4 của Luật Doanh nghiệp 2005 phản ánh quan điểm mới của nhà lập pháp về doanh nghiệp nhà nước:
    “Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp trong đó Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ”.
    Theo đó, các doanh nghiệp nhà nước do Nhà nước thành lập kể từ ngày 01/07/2006 phải được đăng kư, tổ chứ quản lư và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Nhà nước, với vai tṛ là người đầu tư vốn, thực hiện quyền chủ sở hữu tại doanh nghiệp trên nguyên tắc:
    a) Tách biệt chức năng thực hiện quyền của chủ sở hữu với chức năng quản lư nhà nước.
    b) Phân định rơ việc thực hiện quyền chủ sở hữu với quyền chủ động kinh doanh của doanh nghiệp, tôn trọng quyền kinh doanh của doanh nghiệp.
    c) Thực hiện thống nhất và tập trung các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu về vốn.
    d) Bảo ṭan và phát triển vốn nhà nước.
    Các công ty nhà nước đang hoạt động phải tiến hành chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần, với lộ tŕnh chuyển đổi không quá bốn năm kể từ ngày Luật Doanh nghiệp có hiệu lực.

    1.1.2 Phân loại doanh nghiệp nhà nước
    Dựa vào h́nh thức tổ chức pháp lư, có 6 loại doanh nghiệp nhà nước:
    Công ty nhà nước: Là doanh nghiệp do nhà nước sở hữu ṭan bộ vốn điều lệ, thành lập, tổ chức quản lư và đăng kư hoạt động theo quy đinh của Luật Doanh nghiệp nhà nước.
    Công ty cổ phần nhà nước: là công ty cổ phần mà ṭan bộ cổ đông là các công ty nhà nước hoặc tổ chức được nhà nước ủy quyền góp vốn, được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
    Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên: là công ty trách nhiệm hữu hạn do nhà nước sở hữu ṭan bộ vốn điều lệ,được tổ chức quản lư và đăng kư hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
    Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước có từ hai thành viên trở lên: là công ty trách nhiệm hữu hạn trong đó tất cả các thành viên đều là công ty nhà nước hoặc có thành viên là công ty nhà nước và thành viên khác là tổ chức được nhà nước ủy quyền góp vốn, được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
    Công ty cổ phần: trong đó nhà nước là cổ đông có cổ phần chi phối, với tỷ lệ vốn sở hữu nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ của công ty.
    Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên: trong đó nhà nước là thành viên có vốn góp chi phối, với tỷ lệ vốn sở hữu nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ của công ty.
    1.1.3 Vai tṛ của doanh nghiệp nhà nước đối với nền kinh tế
    Trong nền kinh tế xă hội chủ nghĩa, kinh tế nhà nước (các DNNN) và kinh tế tập thể (các hợp tác xă) được xem là hai thành phần kinh tế chủ đạo nên đă nhận được sự quan tâm rất nhiều của nhà nước và mối quan hệ giữa nhà nước với hai thành phần kinh tế này rất chặt chẽ. Chuyển sang nền kinh tế thị trường định nghĩa xă hội chủ nghĩa, mặc dù đă thực hiện nhiều cải cách kinh kinh tế, những thành phần kinh tế khác (dân doanh, đầu tư nước ngoài .) dần được tham gia và có vai tṛ tích cực hơn, nhưng kinh tế nhà nước, nhất là các DNNN vẫn được xem nhân tố ṇng cốt trong kinh tế nhà nước, thành phần giữ vai tṛ chủ đạo trong nền kinh tế.
    Vai tṛ của DNNN:
    o Giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế.
    o Là công cụ để Nhà nước định hướng và điều tiết kinh tế vĩ mô.
    o Là lực lượng ṇng cốt để khu vực nhà nước giữ vai tṛ chủ đạo.
    Để hoàn thành sứ mệnh của ḿnh, các DNNN phải :
    o Chi phối được sự phát triển trong các lĩnh vực kinh tế có ư nghĩa đối với sự phát triển và ổn định của đất nước.
    o Là động lực cho sự phát triển của các doanh nghiệp khác.
    o Là nguồn lực vật chất chủ yếu của nhà nước.
    o Là mẫu mực trong việc giải quyết các chính sách xă hội như việc làm, trợ cấp xă hội.
     
Đang tải...