Luận Văn Thực trạng áp dụng thủ tục phân tích trong quá trình kiểm toán tại Việt Nam

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    169
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thực trạng áp dụng thủ tục phân tích trong quá trình kiểm toán tại Việt Nam
    MỤC LỤC
    PHẦN MỞ ĐẦU .1
    CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỦ TỤC PHÂN TÍCH 4
    I.1 Tổng quan về thủ tục phân tích 4
    I.2 Các chuẩn mực kiểm toán về thủ tục phân tích .6
    I.2.1 Chuẩn mực kiểm toán quốc tế ISA 520 “Thủ tục phân tích” 6
    I.2.2 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 520 “Quy trình phân tích” 8
    I.2.3 Chuẩn mực kiểm toán Nhà Nước số 8 “ Phân tích tình hình kinh tế tài
    chính” .11
    I.3 Các loại thủ tục phân tích 12
    I.3.1 Phân tích xu hướng . .12
    I.3.2 Phân tích tỷ suất 14
    I.3.3 Phân tích dự báo . .16
    I.4 Quá trình áp dụng thủ tục phân tích 18
    I.4.1 Lựa chọn loại thủ tục phân tích phù hợp với mục tiêu phân tích 18
    I.4.2 Xác định các thông tin phục vụ cho mục tiêu phân tích và xem xét tính
    độc lập và mức độ tin cậy của chúng . 19
    I.4.3 Xây dựng công thức hoặc thiết lập mô hình phản ánh mối quan hệ giữa
    các biến số tài chính và biến số hoạt động 21
    I.4.4 Tính toán ra một giá trị ước tính và so sánh giá trị đó với số liệu thực tế
    của đơn vị .2 2
    I.4.5 Đánh giá mức trọng yếu của các chênh lệch phát hiện được và tìm hiểu
    nguyên nhân .23
    I.4.6 Giải thích những chênh lệch trọng yếu và các mối liên hệ không hợp lý
    đồng thời chứng minh các vấn đề quan trọng .24
    I.4.7 Xem xét các phát hiện kiểm toán 25
    I.5 Phạm vi áp dụng thủ tục phân tích 27
    I.5.1 Kiểm toán nội bộ .27
    I.5.2 Kiểm toán Nhà nước 28
    I.5.3 Kiểm toán độc lập . .28
    Kết luận chương 1 29
    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG QUÁ
    TRÌNH KIỂM TOÁN TẠI VIỆT NAM .30
    2
    II.1 Thực trạng áp dụng thủ tục phân tích trong quá trình kiểm toán: 30
    II.1.1 Thủ tục phân tích áp dụng trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán .31
    II.1.2 Thủ tục phân tích áp dụng trong giai đoạn thực hiện kiểm toán .34
    II.1.2.1 Thủ tục phân tích áp dụng trong kiểm toán nợ phải thu .35
    II.1.2.2 Thủ tục phân tích áp dụng trong kiểm toán TSCĐ và chi phí
    khấu hao .37
    II.1.2.3 Thủ tục phân tích áp dụng trong kiểm toán hàng tồn kho 38
    II.1.2.4 Thủ tục phân tích áp dụng trong kiểm toán doanh thu .40
    II.1.2.5 Thủ tục phân tích áp dụng trong kiểm toán chi phí 44
    II.1.3 Thủ tục phân tích áp dụng trong giai đoạn hoàn thành kiểm toán 45
    II.2 Mặt tích cực và hạn chế khi áp dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo
    cáo tài chính tại các công ty kiểm toán đang hoạt động tại Việt Nam .45
    II.2.1 Mặt tích cực .45
    II.2.2 Mặt hạn chế . .48
    II.3 Nguyên nhân .51
    II.3.1 Nguyên nhân khách quan .51
    II.3.2 Nguyên nhân chủ quan .53
    II.4 Các lỗi thông thường khi áp dụng thủ tục phân tích 54
    II.4.1 Chưa xác định được mục tiêu phân tích .54
    II.4.2 Quá phụ thuộc vào số liệu của đơn vị 54
    II.4.3 Nắm các mối quan hệ không rõ ràng .55
    II.4.4 Đơn giản hoá mô hình dự đoán 55
    II.4.5 Phức tạp hóa mô hình dự đoán .55
    II.4.6 Không chủ động tìm kiếm lời giải thích cho các chênh lệch phát hiện
    được 55
    II.4.7 Liên tục làm tròn số .56
    II.4.8 Không vận dụng những hiểu biết về đặc điểm, ngành nghề kinh doanh
    của khách hàng vào quá trình phân tích .56
    Kết luận chương 2 56
    CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QỦA
    ÁP DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BCTC 58
    III.1 Mục đích của việc áp dụng thủ tục phân tích trong quá trình kiểm toán 58
    III.2 Các kiến nghị và giải pháp nhằm tăng cường áp dụng thủ tục phân tích trong
    kiểm toán báo cáo tài chính 59
    3
    III.2.1 Hệ thống hoá các kỹ thuật phân tích để xây dựng thành quy trình
    phân tích chuẩn 59
    III.2.2 Mở lớp tập huấn về nghiệp vụ kiểm toán, trong đó có chú trọng
    chuyên sâu về phân tích tài chính 60
    III.2.3 Khuyến khích áp dụng thủ tục phân tích trong trường hợp có thể 61
    III.3 Các kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện kỹ thuật phân tích trong kiểm
    toán báo cáo tài chính 62
    III.3.1 Xây dựng ngân hàng lưu trữ các dữ liệu tài chính và dữ liệu hoạt
    động nhằm cung cấp thông tin cho quá trình phân tích 62
    III.3.2 Nâng cao chất lượng công tác thống kê trong doanh nghiệp 64
    III.3.3 Ứng dụng công nghệ thông tin trong quy trình phân tích 64
    III.3.4 Hạn chế những lỗi thường gặp trong quá trình áp dụng thủ tục phân
    tích .66
    III.4 Một số thủ tục phân tích đề nghị áp dụng trong quá trình kiểm toán .68
    III.4.1 Thủ tục phân tích áp dụng trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 68
    III.4.2 Thủ tục phân tích áp dụng trong giai đoạn thực hiện kiểm toán 69
    III.4.2.1 Thủ tục phân tích áp dụng trong kiểm toán vốn bằng tiền .70
    III.4.2.2 Thủ tục phân tích áp dụng trong kiểm toán nợ phải thu 71
    III.4.2.3 Thủ tục phân tích áp dụng trong kiểm toán TSCĐ và chi phí
    khấu hao .73
    III.4.2.4 Thủ tục phân tích áp dụng trong kiểm toán hàng tồn kho .76
    III.4.2.5 Thủ tục phân tích áp dụng trong kiểm toán nợ phải trả 79
    III.4.2.6 Thủ tục phân tích áp dụng trong kiểm toán doanh thu, thu
    nhập khác .80
    III.4.2.7 Thủ tục phân tích áp dụng trong kiểm toán chi phí .82
    III.4.3 Thủ tục phân tích áp dụng trong giai đoạn hoàn thành kiểm toán 85
    III.5 Một số phương pháp phân tích khác 87
    III.5.1 Phân tích báo cáo tài chính . .87
    III.5.1.1 Tiêu chuẩn so sánh .87
    III.5.1.2 Điều kiện so sánh được 87
    III.5.1.3 Mục tiêu so sánh .87
    III.5.1.4 Các phương pháp phân tích .88
    III.5.1.5 Một số vấn đề thường gặp khi phân tích báo cáo tài chính .89
    III.5.2 Phương pháp phân tích tài chính Dupont .89
    III.5.3 Phương pháp hồi quy .93
    Kết luận chương 3 95
    KẾT LUẬN 97
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
    4
    MỞ ĐẦU
    Tính cấp thiết của đề tài
    Trong những năm gần đây, thích ứng với yêu cầu của nền kinh tế chuyển
    đổi theo cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế, hoạt động kiểm toán ở nước ta đã
    hình thành phát triển nhanh chóng. Vai trò của kiểm toán ngày càng thể hiện rõ
    nét hơn cùng với sự ra đời và lớn mạnh của thị trường chứng khoán. Hoạt động
    của các công ty kiểm toán đã tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường kinh doanh,
    giúp các nhà đầu tư hiểu và chấp hành đúng luật lệ kinh tế, tài chính của Việt
    Nam, giúp doanh nghiệp kịp thời sửa đổi các sai sót, phòng ngừa rủi ro, giúp các
    bên liên quan yên tâm sử dụng các thông tin tài chính của doanh nghiệp.
    Hoạt động của các công ty kiểm toán trước hết là việc cung cấp dịch vụ
    kiểm toán báo cáo tài chính cho mọi đối tượng theo luật định hoặc theo yêu cầu
    tự nguyện của đơn vị và cá nhân. Mục tiêu chủ yếu của dịch vụ này là đưa ra
    nhận xét về tính trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính. Người sử dụng kết
    quả kiểm toán phải được đảm bảo rằng những thông tin họ được cung cấp là trung
    thực, hợp lý, khách quan và có độ tin cậy cao để đưa ra các quyết định theo trách
    nhiệm của mình, hoặc quyết định liên quan đến việc mua, bán tài sản, đầu tư vốn,
    cho vay Sự đảm bảo này chỉ có thể thực hiện được khi báo cáo tài chính đã
    được kiểm toán trên cơ sở tuân thủ những quy định của hệ thống chuẩn mực nghề
    nghiệp - chuẩn mực kiểm toán.
    Tuy nhiên, hoạt động kiểm toán ở nước ta còn khá mới mẻ, khuôn khổ và
    môi trường pháp lý đã được tạo dựng, song chưa đầy đủ, chưa hoàn thiện. Các kỹ
    năng và hướng dẫn cần thiết về kỹ thuật kiểm toán chưa được hệ thống hoá và
    phổ biến. Điều này đã làm cho không ít đối tượng được kiểm toán, không ít kiểm
    toán viên gặp lúng túng khi triển khai công việc.
    Chính vì vậy, các công ty kiểm toán Việt Nam bằng nhiều cách khác nhau
    đang cố gắng tìm mọi cách tiếp cận với các phương pháp và kỹ thuật kiểm toán
    5
    tiên tiến trên thế giới. Thủ tục phân tích là một ví dụ điển hình. Kỹ thuật này
    giúp tiết kiệm được thời gian và chi phí nhưng lại cung cấp bằng chứng về sự hợp
    lý và đồng bộ của số liệu và tài liệu kế toán, đồng thời giúp cho kiểm toán viên
    có được cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn về doanh nghiệp. Với ưu điểm vượt
    trội, thủ tục phân tích được xem là một kỹ thuật sắc bén và hiệu quả để thu thập
    bằng chứng kiểm toán.
    Nhận thấy tầm quan trọng của thủ tục phân tích trong quá trình kiểm toán,
    chúng tôi chọn đề tài “Aùp dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài
    chính”. Nội dung chủ yếu của luận văn là thực trạng áp dụng các thủ tục phân
    tích trong quá trình kiểm toán tại các công ty kiểm toán Việt Nam, qua đó đề xuất
    các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm toán cũng như góp phần
    hoàn thiện quy trình kiểm toán đang được vận hành tại các công ty kiểm toán
    hiện nay.
    Mục đích nghiên cứu
    Luận văn này được thực hiện với mục đích đánh giá thực trạng áp dụng thủ
    tục phân tích trong quá trình kiểm toán đồng thời đề xuất các phương hướng và
    giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán trong từng phần hành cụ
    thể nói riêng và trong mỗi giai đoạn của quá trình kiểm toán nói chung bằng cách
    áp dụng các kỹ năng phân tích trong quá trình tác nghiệp.
    Đối tượng nghiên cứu
    Trong quá trình tác nghiệp, mỗi chủ thể kiểm toán bị chi phối bởi các
    chuẩn mực, quy chế riêng, áp dụng các phương pháp kiểm toán khác nhau. Với
    ưu điểm vượt trội về thời gian và chi phí, tục phân tích đã được các chủ thể kiểm
    toán áp dụng khá phổ biến trong cả ba giai đoạn của quá trình kiểm toán, đặc biệt
    là đối với loại hình kiểm toán báo cáo tài chính. Để đảm bảo tính tập trung luận
    văn chỉ giới hạn trong khuôn khổ áp dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo
    cáo tài chính
    6
    Mặt khác, do điều kiện tiếp cận với hồ sơ kiểm toán của kiểm toán Nhà
    Nước bị hạn chế nên luận văn chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu hồ sơ và quy
    trình nghiệp vụ tại các công ty kiểm toán độc lập và tài liệu của kiểm toán nội bộ
    tại một số công ty lớn đang hoạt động tại Việt Nam.
    Phương pháp nghiên cứu
    Chúng tôi đã sử dụng phương pháp duy vật biện chứng làm cơ sở nghiên
    cứu trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Diễn dịch và quy nạp là hai
    phương pháp được sử dụng khá phổ biến nhằm lý giải cơ sở lý luận và sự cần
    thiết của thủ tục phân tích trong kiểm toán. Để minh hoạ cho phần thực trạng áp
    dụng thủ tục phân tích trong quá trình kiểm toán, luận văn đã sử dụng thêm một
    số công cụ phân tích định lượng như thống kê, phân tích tổng hợp, đối chiếu so
    sánh. Các phương pháp này cũng một lần nữa được thể hiện khi xây dựng các
    kiến nghị cụ thể nhằm làm sáng tỏ mục đích nghiên cứu của luận văn
    Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và 3 phụ lục, luận văn dài 98 trang được chia
    thành ba chương sau:
    Chương 1: Cơ sở lý luận về thủ tục phân tích
    Chương 2: Thực trạng áp dụng thủ tục phân tích trong quá trình kiểm toán tại
    Việt Nam
    Chương 3: Một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu qủa áp dụng thủ
    tục phân tích trong quá trình kiểm toán
     
Đang tải...