Chuyên Đề Thực trạng áp dụng quản lý rủi ro thủ tục hải quan hàng hoá xuất, nhập khẩu

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    THỰC TRẠNG ÁP DỤNG QUẢN LÝ RỦI RO THỦ TỤC HẢI QUAN HÀNG HOÁ XUẤT, NHẬP KHẨU
    1. Ban hành khung khổ pháp lý cho phép thực hiện quản lý rủi ro trong quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu

    Để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp, Luật Hải quan sửa đổi năm 2005 đã chính thức đưa ra khái niệm quản lý rủi ro. Theo đó, các đối tượng chấp hành tốt pháp luật hoặc có rủi ro thấp được ưu tiên làm thủ tục hải quan để cơ quan hải quan tập trung lực lượng, nguồn lực kiểm tra, kiểm soát các đối tượng có nguy cơ rủi ro cao.
    Cũng theo Luật Hải quan sửa đổi năm 2005, các doanh nghiệp chỉ bị coi là vi phạm pháp luật khi cơ quan hải quan chứng minh được hành vi vi phạm đó. Do vậy, hoạt động kiểm tra sau thông quan được thực hiện không chỉ nhằm tìm ra các dấu hiệu vi phạm, mà được chủ động theo kế hoạch, có tác dụng nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của doanh nghiệp, thẩm định tính chính xác, trung thực nội dung tự kê khai của người khai hải quan và việc thực hiện quy trình thủ tục thông quan hàng hóa của công chức hải quan. Kết quả thu được của kiểm tra sau thông quan là cơ sở tin cậy để cơ quan hải quan chuyển từ hình thức quản lý từng giao dịch sang quản lý hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp hiệu quả hơn.
    Luật Hải quan sửa đổi năm 2005 đã có những quy định mới về xác định rủi ro và kèm theo đó là các biện pháp xử lý rủi ro. Luật cũng quy định việc áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro thành nguyên tắc của hoạt động kiểm tra hải quan. Điều 15 khoản 1a quy định rõ: kiểm tra hải quan được thực hiện trên cơ sở phân tích thông tin, đánh giá việc chấp hành pháp luật của chủ hàng, mức độ rủi ro về vi phạm pháp luật trong quản lý hải quan. Các điều Luật khác cũng quy định rõ về nguyên tắc quản lý rủi ro từ các khâu kiểm tra đăng ký tờ khai, kiểm tra thực tế hàng hóa XNK, kiểm tra sau thông quan. Một điểm khác biệt so với Luật Hải quan năm 2001 là Luật sửa đổi bổ sung năm 2005 đã quy định trách nhiệm xác định rủi ro và biện pháp xử lý rủi ro không còn hoàn toàn là của cá nhân Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu nữa mà là của cả hệ thống cơ quan Hải quan, từ cấp Chi cục, Cục Hải quan đến Tổng cục Hải quan. Kéo theo đó là sự hoàn thiện về cơ sở hạ tầng, hệ thống CNTT để đáp ứng yêu cầu của phương thức quản lý mới này. Có thể nói, với những quy định trên, những doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật sẽ thực sự được tạo điều kiện thuận lợi không chỉ ở khâu kiểm tra thực tế hàng hóa như trước kia, mà được xuyên suốt từ khâu đăng ký tờ khai đến kiểm tra sau thông quan.
    Cùng với việc ban hành luật Hải quan sửa đổi năm 2005, Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu được Quốc hội thông qua ngày 14 tháng 06 năm 2005, Luật quản lý thuế, được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 11 măm 2006, có giá trị thực hiện từ ngày 01/07/2007 đã góp phần hoàn thiện khung pháp lý cơ bản cho QLRR.
    Ngay sau khi có các văn bản kể trên, ngành tài chính nói chung, ngành hải quan nói riêng đã tích xây dựng các văn bản pháp quy hướng dẫn liên quan đến quản lý rủi ro, thường xuyên có các văn bản hướng dẫn giải quyết các vướng mắc của các doanh nghiệp và Hải quan địa phương trong triển khai thực hiện quản lý rủi ro.
    Khung khổ pháp lý cho QLRR trong lĩnh vực hải quan còn được thể chế hóa chi tiết hơn trong Quyết định số 2148/Q§-TCHQ, ngày 31 tháng 12 năm 2005 vÒ viÖc ban hµnh Quy chÕ ¸p dông QLRR trong quy tr×nh thñ tôc h¶i quan ®èi víi hµng ho¸ XNK th­¬ng m¹i. Với việc ban hành Quy chế QLRR, lần đầu tiên cơ quan hải quan Việt Nam đã cụ thể hóa kỹ thuật QLRR vào các khâu công việc trong quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu, cung cấp hướng dẫn cụ thể để nhân viên hải quan có thể áp dụng vào công việc thường nhật của họ. Hơn nữa, với việc ban hành quy chế thống nhất trong toàn ngành, Hải quan Việt Nam đã chính thức đưa QLRR vào thực hiện trên diện rộng, có tính phổ quát từ ngày 01/01/2006. Tiếp theo đó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ra Quyết định số 1700/QĐ-TCHQ ngày 25 tháng 9 năm 2007 về “Quy chế áp dụng quản lý rủi ro trong quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại”.
    Gần đây Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ký Quyết định số 48/2008/QĐ-BTC ngày 4/7/2008 về việc Ban hành Quy định áp dụng quản lý rủi ro trong mở rộng thủ tục hải quan điện tử nhằm tạo thuận hợi cho các tổ chức, cá nhân chấp hành tốt pháp luật về hải quan; đồng thời kiểm soát chặt chẽ các đối tượng không tuân thủ các quy định của pháp luật. Tổng cục Hải quan có Quyết dịnh sô 35/QĐ-TCHQ hướng dẫn thực hiện Quyết định 48/2008/QĐ-BTC, trong đó quy định cụ thể, chi tiết các công việc phải được thực hiện tại từng cấp, đơn vị; chỉ số hoá các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả áp dụng quản lý rủi ro tại từng cấp: Tổng cục, Cục Hải quan tỉnh, thành phố và Chi cục Hải quan.
    Đặc biệt, ngày 04/8/2009 vừa qua Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Chỉ thị số 02/CT-BTC trong đó giao trực tiếp cho Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm trong việc xây dựng, quản lý, vận hành, kiểm tra hệ thống quản lý rủi ro theo phân cấp của Tổng cục Hải quan, chịu trách nhiệm về chất lượng và hiệu quả của việc đánh giá rủi ro, quyết định hình thức, mức độ kiểm tra Đồng thời chỉ thị cũng giao chỉ tiêu phấn đấu từ nay đến cuối năm 2009 giảm tỷ lệ kiểm tra hàng hoá xuất nhập khẩu xuống dưới 20%. Ngoài ra còn có rất nhiều văn bản của các Cục, Vụ thuộc Tổng cục Hải quan ban hành để triển khai và hướng dẫn áp dụng quản lý rủi ro.
    Có thể nói, khung pháp lý của QLRR trong quy trình thủ tục hải quan nước ta đã tương đối đầy đủ, tạo điều kiện pháp lý để triển khai áp dụng QLRR trong thực tế kiểm tra hàng hóa XNK của Hải quan Việt Nam.
    2. Các công việc chuẩn bị cần thiết để áp dụng quản lý rủi ro trong thực tế kiểm tra hàng hóa xuất, nhập khẩu
    2.1. Tuyên truyền, phổ biến về quản lý rủi ro trong quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
    Sau khi có các văn bản pháp lý cho phép hải quan được thực hiện kỹ thuật QLRR trong quy trình thủ tục hàng hóa XNK, Tổng cục Hải quan đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo để tuyên truyền, quán triệt nhiệm vụ triển khai QLRR đến các cục và chi cục và cán bộ, nhân viên trong toàn ngành, nhất là các hội nghị, tập huấn về Luật Hải quan năm 2001, Luật Sửa đổi, bổ sung luật Hải quan năm 2005, . Chẳng hạn, Tổng cục Hải quan đã nhanh chóng tổ chức hội thảo triển khai QĐ số 48/QĐ-BTC về công tác QLRR và triển khai QLRR trong mở rộng thủ tục hải quan điện tử. Tại hội thảo, lãnh đạo Tổng cục đã yêu cầu các đơn vị thuộc và trực thuộc TCHQ khẩn trương nghiên cứu văn bản dự thảo kế hoạch triển khai Quyết định 48/QĐ-BTC và áp dụng QLRR trong mở rộng thủ tục hải quan điện tử, sớm tham gia đóng góp về Cục Điều tra chống buôn lậu để tổng hợp, hoàn thiện, trình Tổng cục, sớm ban hành kế hoạch. Kế hoạch này sẽ phải đảm bảo yêu cầu trong việc giúp Tổng cục Hải quan kiện toàn, nâng cao năng lực, hiệu quả công tác QLRR, làm nền tảng cho thủ tục hải quan, kiểm tra hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại, phát triển, áp dụng thống nhất và chuyên sâu hơn nữa kỹ thuật QLRR trong toàn ngành.
    Ngoài ra, trong các hội nghị, hội thảo triển khai các mặt công tác khác của Tổng cục, nội dung QLRR cũng được phổ biến, tuyên truyền lồng ghép, nhất là trong lĩnh vực hiện đại hóa hải quan và đấu tranh phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại. Chẳng hạn như, ngày 21/04/06, tại Tổng cục Hải quan đã diễn ra Hội nghị triển khai công tác kiểm soát trong tiến trình cải cách, phát triển hiện đại hoá Hải quan do Phó Tổng cục trưởng Vũ Ngọc Anh chủ trì. Hội nghị triệu tập hơn 160 đại biểu của Hải quan toàn quốc. Hội nghị tập trung vào phổ biến công tác thu thập và xử lý thông tin nghiệp vụ Hải quan thông qua việc triển khai thực hiện Quyết định số 65/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế hoạt động của lực lượng Hải quan chuyên trách phòng chống buôn lậu, Quyết định 02/QĐ-BTC và Quyết định 03/QĐ-BTC của Bộ Tài chính. Đây là một nội dung quan trọng để tạo điều kiện cho áp dụng QLRR trên phương diện cung cấp thông tin, dữ liệu đầy đủ về hàng hoá, doanh nghiệp xuất nhập khẩu, phương tiện vận tải, hành khách xuất nhập cảnh.
    Trong các công văn chỉ đạo hoạt động thường kỳ, trên các báo, tập chí của Hải quan, trên các trang Website của Tổng cục và các cục hải quan địa phương thường xuyên xuất hiện các bài viết, bài phân tích, các văn bản, chỉ của cơ quan hải quan về QLRR.
    Nhờ làm tố công tác tuyên truyên, phổ biến kỹ thuật, quy trình QLRR trong toàn ngành nên chỉ sau hơn 3 năm triển khai kỹ thuật QLRR vào quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa XNK, phương pháp QLRR đã được áp dụng phổ biến trong quy trình thông quan hàng hóa XNK.
    2.2. Đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng quản lý rủi ro cho cán bộ trong toàn ngành
    QLRR là một kỹ thuật bổ trợ trong hoạt động hải quan. Chính vì thế QLRR chỉ thực sự có hiệu quả nếu dựa trên đội ngũ cán bộ hải quan thành thạo nghiệp vụ. Chính vì thế, đào tạo nhằm nâng cao chất lượng cán bộ hải quan là điều kiện để áp dụng QLRR.
    Tính đến hết tháng 12/2008, toàn ngành hải quan có 8.124 cán bộ công chức với 08 tiến sỹ, 171 thạc sỹ, 6888 công chức có trình độ đại học, chiếm tỷ lệ 74,78 % đạt trình độ đại học trở lên. Điểm nổi bật trong công tác đào tạo cán bộ trong những năm qua là ngành đã thực hiện đã khảo sát đánh giá thực trạng trình độ đội ngũ cán bộ công chức Hải quan trong toàn ngành có so sánh với yêu cầu cải cách, phát triển, hiện đại hoá để xây dựng chương trình bồi dưỡng hiệu quả.
    Sau khi có Luật Hải quan năm 2001, nhất là khi có Quy chế QLRR, Tổng cục đã mở các lớp đào tạo chuyên sâu về quản lý rủi ro, tổ chức hội thảo với các tổ chức quốc tế về QLRR .Ví dụ, trong những ngày cuối năm 2005, đầu 2006 Tổng cục Hải quan đã mở 2 lớp tập huấn về QLRR. Đối tượng tập huấn là các cán bộ thuộc các Vụ, Cục chức năng tại cơ quan Tổng cục Hải quan. Tại lớp tập huấn, các học viên đã được hướng dẫn tổng quan về QLRR, phương pháp QLRR áp dụng cho thủ tục Hải quan bao gồm các bước như thiết lập tiêu chí QLRR, phân tích mức độ rủi ro, xử lý rủi ro , Đồng thời các học viên được tìm hiểu kỹ thuật vận hành, cập nhật, khai thác hệ thống thông tin lựa chọn cho lô hàng để kiểm tra trong Hệ thống thông tin QLRR.
    Nội dung QLRR cũng được Tổng cục Hải quan lồng ghép trong nhiều khóa học cho cán bộ hải quan. Ví dụ như trong khoá đào tạo “Quản lý sự thay đổi và hướng dẫn thi hành luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật Hải quan (19/9/2005 – 1/10/2005)” cho cán bộ lãnh đạo cấp Cục, Vụ tại cơ quan Tổng cục Hải quan và Cục Hải quan các tỉnh thành phố đã coi QLRR là một nội dung quan trọng. Trong khóa tập huấn về thống kê hải quan do Cục CNTT & Thống kê Hải quan tổ chức trong 2 ngày từ ngày 27 đến ngày 28/12/2005 đã lồng ghép nội dung QLRR vào công tác xây dựng hệ thống số liệu XNK và hệ thống quản lý rủi ro cho hơn 150 cán bộ nghiệp vụ thuộc Chi cục, Cục Hải quan địa phương. Trong 2 ngày học, các học viên đã được nghe trình bày về chương trình số liệu XNK và chương trình quản lý rủi ro. Đặc biệt các học viên được tiếp cận với phương pháp quản lý rủi ro áp dụng cho thủ tục hải quan từ ngày 1/1/2006.
    Tính chung cho giai đoạn từ năm 2005-2009 Tổng cục Hải quan đã cử trên 1350 lượt cán bộ, công chức đi nghiên cứu hội thảo và hội nghị tại nước ngoài về kinh nghiệm cải cách, hiện đại hoá Hải quan Việt Nam giai đoạn 2008-2010 theo yêu cầu của Tổ Chức Hải quan thế giới và của Ban thư ký ASEAN.
    Các cơ quan hải quan cũng sẵn sàng bố trí nhân sự và tổ chức bồi dưỡng ngoại ngữ để đào tạo chuyên gia trong các lĩnh vực quản lý rủi ro, kiểm tra sau thông quan, phân tích phân loại hàng hoá, trị giá hải quan do JCA- Nhật bản tài trợ.
    Ngoài ra, do đặc thù riêng của ngành nên vấn đề đạo đức nghề nghiệp và liêm chính hải quan cũng rất được chú trọng. Các đơn vị trong toàn ngành thường xuyên tổ chức giáo dục cho các cán bộ công chức hiểu rõ các yêu cầu về xây dựng lực lượng, về nhiệm vụ chính trị của ngành và thực hiện tốt phương châm hành động “Thuận lợi, tận tụy, chính xác” theo tinh thần tại Quyết định 517/TCHQ/QĐ/TCCB ngày 17/06/2004 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về áp dụng một số giải pháp để ngăn chặn và chấm dứt tệ gây phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực trong cán bộ, công chức hải quan.
    2.3. Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phù hợp với việc áp dụng quản lý rủi ro trong quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...