Tiểu Luận Thực trạng áp dụng Hợp đồng lao động và hướng giải quyết

Thảo luận trong 'Các Môn Khác' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    #1 Thúy Viết Bài, 5/12/13
    Last edited by a moderator: 7/3/14
    THỰC TRẠNG ÁP DỤNG HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG(HĐLĐ)
    I. Những sai sót thường gặp khi giao kết HĐLĐ:
    1. Sai sót về năng lực giao kết hợp đồng(HĐ):
    Các bên tưởng rằng mình có thẩm quyền ký kết HĐ nhưng thực ra không phải. Ví dụ: Một công ty được cấp một khu đất để sản xuất nhựa nhưng không sử dụng đến, nên cho một công ty khác thuê để xây khách sạn. Trong trường hợp này nếu ký kết thì HĐ sẽ vô hiệu vì bên cho thuê không có quyền cho thuê lại khu đất này để sử dụng vào mục đích khác.
    2. Sai sót về người đại diện ký HĐ:
    Người không phải là người đại diện theo pháp luật của công ty nhưng vấn đứng ra thay mặt công ty ký HĐ mà không có văn bản ủy quyền của người đại diện theo pháp luật của công ty.
    3. Kỹ thuật soạn thảo HĐ:
     Ngôn ngữ sử dụng không rõ ràng, trong sáng và nhất quán, câu không rõ nghĩa hoặc gây ra nhiều cách hiểu khác nhau.
     Sử dụng sai thuật ngữ: Ví dụ rất nhiều HĐ sử dụng từ “đặt cọc” tương đương với từ “tạm ứng trước”. Về mặt kinh doanh thì có thể coi là như vậy nhưng về mặt pháp lý thì khác nhau hoàn toàn. Nếu tạm ứng trước mà các bên không có qui định gì thêm và khi không thể giao kết hay thực hiện được HĐ thì các bên sẽ hoàn trả lại tiền tạm ứng trước. Nhưng nếu là “đặt cọc” thì phải chú trọng. Bên đặt cọc mà có lỗi dẫn đến không giao kết hoặc thực hiện được HĐ sẽ mất số tiền đặt cọc hoặc nếu do lỗi của bên nhận đặt cọc thì sẽ bị phạt hai hoặc nhiều lần tiền đặt cọc tùy theo thỏa thuận của các bên.
     Các nội dung, điều khoản trong HĐ mẫu thuẫn nhau.
     Không tương thích hóa nội dung của HĐ chuẩn với luật áp dụng:
     HĐ là văn kiện ghi nhận và xác lập những cam kết, thỏa thuận, quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên, đồng thời nó cũng là một văn bản nêu lên những phương án giải quyết những tình huống trong tương lai. Do vậy đòi hỏi các bên phải có khả năng dự đoán những sự kiện có thể xẩy ra để xử lý.
     HĐ quá sơ sài, không có giá trị trong việc giải quyết các vướng mắc, tranh chấp. Nhiều HĐ có giá trị rất lớn nhưng chỉ vọn vẹn dăm câu, ba từ, chỉ đủ để biết đối tượng HĐ là gì, giá cả là bao nhiêu? Những HĐ này thường được ký kết trên cơ sở sự tin cậy lẫn nhau. Tuy nhiên nếu xảy ra bất đồng, thì sẽ gây khó khăn cho các bên trong việc vận dụng để giải quyết.
     

    Các file đính kèm: