Luận Văn Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam để nâng cao sức cạnh tr

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Mit Barbie, 11/1/12.

  1. Mit Barbie

    Mit Barbie New Member

    Bài viết:
    2,273
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LờI nói ĐầU

    Có thể nói yếu tố quan trọng nhất quyết định sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp là chất lượng sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp đó cung cấp cho khách hàng hay nói cách khác uy tín, lợi nhuận và thị phần của doanh nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào việc sản phẩm của doanh nghiệp có đáp ứng ở mức cao nhất yêu cầu của khách hàng với chi phí thấp nhất hay không. Hiện nay, khi nền kinh tế các quốc gia trên thế giới đều hướng tới xu thế chung là mở cửa hội nhập thì chất lượng chính là công cụ cạnh tranh hữu hiệu của doanh nghiệp. Vậy nên, vì sự sống còn của mình và cao cả hơn là vì một cuộc sống chất lượng cho con người, mỗi doanh nghiệp phải tìm ra cách thức để giải bài toán chất lượng này.
    Và “Hệ thống quản lý chất lượng” chính là kết quả của nhiều công trình nghiên cứu ở nhiều nước trên thế giới nhằm mục đích giúp các doanh nghiệp đạt được chất lượng sản phẩm mong muốn mà lại tiết kiệm tối đa chi phí. Đặc điểm nổi bật của hệ thống quản lý chất lượng quốc tế là cung cấp một hệ thống toàn diện cho công tác quản lý, cải tiến mọi khía cạnh liên quan đến chất lượng và huy động sự tham gia của mọi bộ phận cũng như cá nhân để đạt mục tiêu chất lượng đề ra.
    Đến thời điểm này hầu hết các nước trên thế giới, nhất là các nước phát triển, đã áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng được công nhận rộng rãi như: ISO 9000, ISO 14000, HACCP, GMP, QS 9000, Q-base, AS 9001 Một thực tế đáng khích lệ là sau khi áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng hầu hết các doanh nghiệp đều tạo và giữ vững được vị thế cho sản phẩm của mình, đảm bảo lợi nhuận cũng như nâng cao uy tín cho doanh nghiệp trong thương trường.
    Mục lục

    Lời nói đầu
    Chương I: Tổng quan một số hệ thống quản lý chất lượng quốc tế và kinh nghiệm áp dụng của một số nước trên thế giới. 6
    I/ Một số khái niệm chung 6
    1. Khái niệm về quản lý chất lượng
    2. Các nguyên tắc cơ bản về quản lý chất lượng
    3. Khái niệm về hệ thống quản lý chất lượng 6
    II/ Giới thiệu một số hệ thống quản lý chất lượng quốc tế được nhiều nước áp dụng 11
    1. Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000
    2. Hệ thống quản lý chất lượng theo GMP
    3. Hệ thống quản lý chất lượng HACCP
    4. Hệ thống quản lý môi trường ISO 14000
    5. Hệ thống quản lý chất lượng toàn diện TQM
    6. Các hệ thống quản lý chất lượng khác
    7. Một số tổ chức chứng nhận chất lượng quốc tế có uy tín 11
    III/ Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về việc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng quốc tế
    Tình hình triển khai áp dụng một số hệ thống quản lý chất lượng trên thế giới
    2. Giới thiệu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về việc hỗ trợ doanh nghiệp triển khai áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng quốc tế. 28
    Chương II. Thực trạng áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt nam. 34
    I/ Hệ thống quản lý chất lượng – Công cụ để nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập 34
    1. Tầm quan trọng của việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng đối với khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập kinh tế.
    2. Hệ thống quản lý chất lượng – Công cụ hữu hiệu nhằm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và giúp doanh nghiệp vượt qua rào cản kỹ thuật của các nước nhập khẩu. 34
    II/ Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ở các doanh nghiệp Việt Nam 40
    1. Một số hệ thống quản lý chất lượng quốc tế được áp dụng tại Việt Nam và tổ chức chứng nhận chất lượng trong nước
    2. Tình hình triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam
    3. Tình hình thực hiện công tác chứng nhận chất lượng ở Việt Nam 40
    III/ Đánh giá thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam 53
    1. Thành tựu
    2. Nhân tố dẫn đến thành công
    3. Hạn chế và nguyên nhân tồn tại
    4. Bài học kinh nghiệm trong việc áp dụng HTQLCL 53
    Chương III. Kiến nghị một số chính sách và giải pháp thúc đẩy các doanh nghiệp VIệt Nam áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng quốc tế.
    I/ Các chính sách và giải pháp vĩ mô nhằm tạo môi trường pháp lý thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng quốc tế 62
    1. Ban hành chính sách chất lượng quốc gia
    2. Bổ sung, hoàn chỉnh hệ thống các văn bản pháp quy có liên quan
    3. Hội nhập với khu vực và quốc tế trong hoạt động quản lý chất lượng
    4. xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng chất lượng quốc gia
    5. Đổi mới hoạt động thanh tra kiểm tra Nhà nước về quản lý chất lượng
    6. Tăng cường nhận thức về áp dụng và chứng nhận các hệ thống quản lý chất lượng
    7. Các giải pháp về thông tin thị trường
    8. Các giải pháp về tài chính và đầu tư hỗ trợ doanh nghiệp triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng 62
    II/ Các giải pháp quản lý vi mô nhằm nâng cao khả năng của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng quốc tế 67
    1. Xác định mục tiêu chất lượng của doanh nghiệp.
    2. Lựa chọn hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với doanh nghiệp Việt Nam
    3. Tổ chức triển khai áp dụng các mô hình quản lý chất lượng đã lựa chọn
    4. Các giải pháp kết hợp để phát huy hiệu quả áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng 67
    Kết luận
    Phụ lục 1: Giải thưởng chất lượng Việt Nam
    Phụ lục 2: Việc áp dụng ISO 9000, GMP và HACCP tại Công ty Rượu – nước giải khát Thăng long
    Phụ lục 3: Hoạt động triển khai áp dụng HTQLCL theo ISO 14000 tại Công ty Giầy Thuỵ Khuê.
    Tài liệu tham khảo
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...