MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Người Phương Đông chúng ta từ lâu rất coi trọng nghĩa vợ chồng và được xem là “nghĩa trăm năm”. Chính vì vậy mà nhiều cặp vợ chồng đã sống với nhau hạnh phúc đến trọn đời. Tuy nhiên trong những năm trở lại đây do nền kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ, nhận thức của con người về vấn đề này cũng thay đổi, cái nghĩa vợ chồng mỗi ngày lại được nhìn nhận có khác đi. Hiện nay không coi trọng vấn đề này như nghĩa xưa, nên khi hai bên (vợ, chồng) đặt bút ký vào đơn ly hôn không còn nặng nề nữa để giải phóng cho nhau. Nếu tình cảm vợ chồng không còn, mâu thuẫn trầm trọng, cuộc sống chung không thể duy trì được thì giải phóng cho nhau là điều tốt. Trên thực tế, việc không còn coi trọng và không cố gắng gìn giữ nghĩa vợ chồng mà nhiều cặp vợ chồng đã nhanh đưa ra quyết định chia tay, chấm dứt quan hệ hôn nhân khi chưa cân nhắc kỷ. Do đó tình trạng ly hôn ngày càng tăng dần và nó không còn là vấn đề trọng đại đối với nhiều cặp vợ chồng. Mỗi gia đình là tế bào của xã hội, là một xã hội thu nhỏ, gia đình tác động đến xã hội và ngược lại xã hội có ảnh hưởng mạnh mẽ đến gia đình. Vì vậy mà khi xã hội thay đổi thì kéo theo mỗi con người, mỗi gia đình cũng thay đổi và trong quan hệ vợ chồng đó là biểu hiện của sự gia tăng các vụ án ly hôn. Điều này đã dẫn đến thực trạng các án HN&GĐ nói chung và án ly hôn nói riêng mà các Tòa án phải thụ lý và giải quyết ngày càng nhiều. Tính chất đa dạng, phức tạp trong quan hệ hôn nhân ngày càng tăng, nên việc giải quyết các án HN&GĐ ngày càng gặp nhiều khó khăn hơn đặc biệt là các án ly hôn. Tính chất phức tạp trong quan hệ hôn nhân còn được biểu hiện trong các văn bản pháp luật về HN&GĐ với số lượng điều luật và văn bản hướng dẫn ngày càng nhiều. Điều đó cho thấy đã có sự thay đổi, bổ sung hoàn thiện pháp luật để phù hợp với tình hình thực tế nhằm nâng cao hiệu quả pháp luật. Tuy vậy, trên thực tế vì những lý do khách quan và chủ quan mà việc áp dụng pháp luật này còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Để góp phần nâng cao hiệu quả pháp luật nói chung và luật HN&GĐ nói riêng cụ thể trong lĩnh vực ly hôn, thì việc nghiên cứu thực trạng áp dụng pháp luật và tìm ra những giải pháp hoàn thiện là việc làm cần thiết hiện nay. Và để cho việc nghiên cứu được cụ thể hơn, sâu hơn tác giả đã chọn đề tài “Thực tiễn xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn tại Tòa án nhân dân thành phố Huế từ năm 2008 đến tháng 3 năm 2011” làm khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài. Trong phạm vi đề tài này, tác giả nghiên cứu về thực tiễn xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn tại TAND thành phố Huế từ năm 2008 đến quý I năm 2011, tìm hiểu, phân tích và đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn tại TAND thành phố Huế nói riêng và các Tòa án trên cả nước nói chung. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu. Mục đích chủ yếu của đề tài là tìm hiểu thực tiễn xét xử các vụ án ly hôn tại TAND thành phố Huế và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn trong thời gian tới. Để thực hiện mục đích trên khóa luận có những nhiệm vụ sau: - Đánh giá thực trạng xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn tại TAND thành phố Huế từ năm 2008 đến tháng 3 năm 2011. - Đề xuất một số giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn tại TAND thành phố Huế nói riêng và các TAND trên cả nước nói chung. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được thực hiện nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đặc biệt là sử dụng phép duy vật biện chứng và một số phương pháp nghiên cứu cụ thể khác. Nhưng chủ yếu vẫn là phương pháp tiếp cận hệ thống, tổng kết, thống kê, so sánh, khái quát, phân tích và đánh giá thực tiễn xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn tại TAND thành phố Huế. 5. Cơ cấu đề tài Trong khóa luận này, ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần chú thích và danh mục tài liệu tham khảo. Phần nội dung gồm có 2 chương: Chương 1: Thực trạng xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn tại TAND thành phố Huế từ năm 2008 đến tháng 3 năm 2011 Chương 2: Yêu cầu và những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài. 2 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu. 2 4. Phương pháp nghiên cứu 2 5. Cơ cấu đề tài 3 NỘI DUNG 4 CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG XÉT XỬ SƠ THẨM CÁC VỤ ÁN LY HÔN CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HUẾ TỪ NĂM 2008 ĐẾN THÁNG 3 NĂM 2011 4 1.1 Đánh giá chung về các quy định của pháp luật áp dụng xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn 4 1.1.1 pháp luật nội dung áp dụng xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn 4 1.1.2 pháp luật tố tụng dân sự áp dụng xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn 8 1.2 Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn của TAND thành phố Huế. 9 1.2.1 Tình hình xét xử các vụ án ly hôn từ năm 2008 đến tháng 3 năm 2011 9 1.2.2 Một số thuận lợi và khó khăn trong quá trình xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn 21 1.3 Những vướng mắc trong việc áp dụng các quy định của pháp luật HN&GĐ trong xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn 25 1.3.1 Áp dụng căn cứ ly hôn 25 1.3.2. Vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn 31 1.3.3. Vấn đề cấp dưỡng 37 1.4 Những vướng mắc trong việc áp dụng quy định của pháp luật tố tụng dân sự trong xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn 41 1.4.1 Thụ lý án ly hôn 41 1.4.2 Hòa giải 45 1.4.3 Đương sự trong vụ án ly hôn 47 CHƯƠNG 2. YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ SƠ THẨM CÁC VỤ ÁN LY HÔN 52 2.1 Yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn 52 2.2 Những giải pháp nâng cao hiệu quả xét xử sơ thẩm các vụ án ly hôn 55 2.2.1 Giải pháp mang tính tổng thể 55 2.2.2 Một số giải pháp cụ thể 57 KẾT LUẬN 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO 70