Luận Văn Thực tiễn vận dụng lợi thế so sánh nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trung quốc trong bối cảnh kinh

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 13/11/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

    TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
    Hà Nội, tháng 05 năm 2013

    LUẬN VĂN CÓ ĐẦY ĐỦ TRONG FILE WORD

    LỜI MỞ ĐẦU

    Như Paul Samuelson đã viết: "Mặc dù có những hạn chế, lý thuyết lợi thế so sánh vẫn là một trong những chân lý sâu sắc nhất của mọi môn kinh tế học. Các quốc gia không quan tâm đến lợi thế so sánh đều phải trả một cái giá rất đắt bằng mức sống và tăng trưởng kinh tế của chính mình." Nghiên cứu lợi thế so sánh đem lại những lợi ích thiết thực cho quốc gia và các doanh nghiệp tham gia hoạt động ngoại thương. Với doanh nghiệp, việc nghiên cứu lợi thế so sánh giúp đưa ra chiến lược sản xuất hàng hóa phù hợp với nhu cầu và thực tế của thị trường thế giới. Khai thác tối đa lợi thế nguồn lực sẵn có trong nước. Với quốc gia, việc nghiên cứu đưa ra những lợi thế của đất nước về tự nhiên như Tài nguyên, khí hậu, đất đai , những lợi thế tự tạo như nguồn nhân lực giá rẻ, nguồn vồn đầu tư hay khoa học công nghệ. Từ đó có hướng sản xuất tập trung, hiệu quả hơn thúc đẩy xuất nhập khẩu phát triển. Mặt khác khắc phục những điểm yếu của nền kinh tế trong nước, tạo ra các lợi thế khác bằng các chính sách đầu tư chính phủ, doanh ngiệp thong qua chiến lược cơ cấu và mức độ cạnh tranh của ngành.

    Bên cạnh đó nguyên tắc lợi thế so sánh đã được WTO bảo hộ từ rất nhiều năm qua với khoảng 500 trang hiệp định và 23000 trang cam kết với 153 thành viên và số thành viên này đang ngày càng tăng lên. WTO chiếm tới 95% thương mại toàn cầu. Điều đó cho thấy, một quốc gia để tham gia triệt để và sâu rộng vào nền thương mại toàn cầu nhằm tận dụng mọi lợi ích từ thể chế này mang lại, bởi vậy nghiên cứu nguyên tắc lợi thế so sánh ít nhiều đem lại lợi ích trong quá trình hội nhập và khai thác nguồn lợi trong WTO.

    Trung Quốc là một trong những quốc gia có lợi thế so sánh về nhiều mặt hàng hàng đầu thế giới. Từ sự tương quan về cơ sở kinh tế và truyền thống văn hóa xa xưa giữa Việt Nam và Trung Quốc chúng ta có thể học tập ở Trung Quốc những điểm tiến bộ để phat triển kinh tế nước nhà.

    Sự yếu kém trong lĩnh vực này có thể gây lãng phí tài nguyên nguồn lực trong nước và vốn đầu tư, khiến xuất nhập khẩu trì trệ, ảnh hưởng tới uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, không thu hút được vốn và đầu tư nước ngoài ., ảnh hưởng lớn tới sự phát triển kinh tế của Việt Nam.

    Xuất phát từ những vấn đề nêu trên đã gợi mở cho chúng tôi ý tưởng lựa chọn nghiên cứu đề tài “Thực tiễn vận dụng lợi thế so sánh nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và những gợi ý đối với Việt Nam”.

    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Thương mại quốc tế đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, góp phần mở rộng phạm vi trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia, nâng cao khả năng tiêu dùng của một nước. Ngoại thương cho phép một nước tiêu dùng các mặt hàng nhiều hơn mức có thể tiêu dùng trong giới hạn khả năng sản xuất của nước đó trong trường hợp không tham gia vào buôn bán quốc tế.
    Thực tế lịch sử đã chứng minh, các nước đi nhanh trên con đường tăng trưởng và phát triển kinh tế là các nước có nền ngoại thương mạnh. Khi nói đến thương mại quốc tế, không thể không nhắc tới lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo, đây là quy luật cơ bản trong trao đổi quốc tế, mang tính khách quan, ổn định và lâu dài. Các quốc gia dù ở trình độ phát triển nào, nếu tuân theo nguyên tắc này khi tham gia vào thương mại quốc tế đều thu được lợi ích. Do đó, đi sâu nghiên cứu sự phát triển của lý thuyết lợi thế so sánh sẽ đem lại những lợi ích thiết thực cho quốc gia và các doanh nghiệp tham gia hoạt động thương mại quốc tế.
    Theo thống kê của tổ chức WTO, trong những năm trở lại đây, Trung Quốc là một trong những quốc gia đứng đầu trong lĩnh vực sản xuất và xuất nhập khẩu. Đó là nhờ Trung Quốc đã áp dụng thành công lợi thế so sánh. Là một quốc gia đang phát triển, lại là nước lân cận, có nhiều điểm tương đồng về điều kiện tự nhiên, con người cho đến văn hóa – chính trị - xã hội với Trung Quốc, Việt Nam có thể tiếp thu nhiều bài học kinh nghiệm trên con đường phát triển kinh tế định hướng Xã hội Chủ nghĩa.
    Những yêu cầu thực tế cần phải nghiêm túc nghiên cứu tìm ra con đường phát triển thương mại quốc tế của Việt Nam đã gợi mở nhóm nghiên cứu lựa chọn đề tài: “Thực tiễn vận dụng lợi thế so sánh nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh hội nhập Kinh tế Quốc tế của Trung Quốc và những gợi ý đối với Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình.
    2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

    Nguyên tắc lợi thế so sánh là nguyên tắc quan trọng trong thương mại quốc tế, đã có nhiều đề tài nghiên cứu; tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở nghiên cứu riêng rẽ lý thuyết, chưa đi sâu vào một quốc gia cụ thể. Với mong muốn cải thiện sức cạnh tranh của Việt Nam trên trường quốc tế trong thời kì toàn cầu hóa, đề tài đi sâu nghiên cứu sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế Trung Quốc, đánh giá lại về nền kinh tế tế Việt Nam và đưa ra một số gợi ý cho sự tăng trưởng và phát triển bền vững.
    3. Mục tiêu nghiên cứu

    3.1. Mục tiêu chung


    Cung cấp những cái nhìn cơ bản nhât về lý thuyết lợi thế so sánh trong nền Thương mại Quốc tế hiện đại, từ đó đi sâu phân tích thực tiễn vận dụng các lợi thế so sánh nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam nhằm nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả cho nền kinh tế Việt Nam.
    3.2. Mục tiêu cụ thể

    Với mục tiêu trên, trong quá trình triển khai nghiên cứu đề tài sẽ tập trung giải quyết các mục tiêu cụ thể sau.
    - Nghiên cứu Lý thuyết Lợi thế so sánh của David Ricardo và sự phát triển của Lý thuyết.
    - Áp dụng Lý thuyết Lợi thế so sánh phân tích, giải thích sự tăng trưởng của Trung Quốc và mặt trái của nó; những ảnh hưởng đối tới nền kinh tế một quốc gia đang phát triển như Việt Nam.
    - Nhìn lại nền kinh tế trong nước, làm rõ những mặt còn yếu kém, đồng thời đề xuất những giải pháp có thể học tập từ Trung Quốc.
    4. Phương pháp nghiên cứu

    Do đề tài mang tính vĩ mô, nhóm nghiên cứu chủ yếu lấy nguồn thông tin thứ cấp qua Tổng cục Thống kê Việt Nam và Tổng Cục thống kê Trung Quốc, các tổ chức quốc tế có uy tín như IMF, World Bank, hay những cơ quan Nhà nước như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngoài ra đề tài còn sử dụng một số tài liệu có liên quan, các bản báo cáo và ý kiến chuyên gia để làm cơ sở lý luận và tham khảo.
    5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    Không gian: Nền kinh tế Trung Quốc và Việt Nam.

    Thời gian: từ năm 1978 - năm Trung Quốc ra nhập thực hiện chính sách Mở cửa - đến nay.

    6. Kết cấu của đề tài

    Ngoài lời nói đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, kết cấu của đề tài được chia làm 3 chương như sau:
    Chương I: một số lý luận chung về lợi thế so sánh và vấn đề tăng trưởng kinh tế của các nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
    Chương II: thực tiễn vận dụng lợi thế so sánh nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của trung quốc từ năm 2001 đến nay
    Chương III: một số bài học đối với việt nam từ thực tiễn vận dụng lợi thế so sánh nhằm phát triển kinh tế bền vững
     

    Các file đính kèm:

    • 35.doc
      Kích thước:
      1.9 MB
      Xem:
      0
    • 35.pdf
      Kích thước:
      1.1 MB
      Xem:
      0
Đang tải...