Tiểu Luận Thực tiễn và lý luận về thủ tục tố tụng tại phiên toà Sơ thẩm và Phúc thẩm Hình sự

Thảo luận trong 'Các Môn Khác' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của tiểu luận
    Bộ luật tố tụng Hình sự được Quốc hội nước CH XHCN Việt Nam tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá XI ngày 26/11/2003 và có hiệu lực từ 1/7/2004 đã quy định về trình tự, thủ tục tiến hành điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự. Trong đó hoạt động xét xử của Toà án giữ vị trí trung tâm của hoạt động tư pháp. Thông qua hoạt động xét xử của Toà án mới đủ cơ sở xác định một người có tội hay không có tội? và tội gì, mức hình phạt bao nhiêu? được quy định tại điều, khoản nào? chương nào của Bộ luật Hình sự? Những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trạch nhiệm hình sự và các biện pháp tư pháp khác sẽ được áp dụng. Mặt khác cũng thông qua hoạt động xét xử của Toà án cũng xác định được bị cáo vô tội và việc bảo đảm danh dự, nhân phẩm và các quyền lợi ích hợp pháp khác được bảo vệ như thế nào .
    Việc tuân thủ nghiêm chỉnh, triệt để các quy định về thủ tục tố tụng tại phiên toà Hình sự là bảo đảm cho hoạt động xét xử được chính xác, khách quan đúng pháp luật. Từ đó góp phần vào việc đấu tranh phòng chống tội phạm hình sự đạt được kết quả cao, góp phần vào việc làm lành mạnh xã hội.
    Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến việc vi phạm tố tụng tại phiên toà vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi đã gây nên thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật nói chung và ngành Toà án nói riêng. Mặt khác từ trước tới nay đã có những công trình, đề tài nghiên cứu về vấn đề này những vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tế khách quan. Chính vì vậy chúng tôi lựa chọn việc làm tiểu luận: "Thực tiễn và lý luận về thủ tục tố tụng tại phiên toà Sơ thẩm và Phúc thẩm Hình sự".
    2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Trong tiểu luận này làm rõ vấn đề thực tiễn và lý luận về thủ tục tố tụng tại phiên toà Sơ thẩm và Phúc thẩm, toàn bộ hoạt động tố tụng ở giai đoạn Giám đốc thẩm - tái thẩm.
    3. Phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi vận dụng phương pháp luận dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đồng thời căn cứ vào tình hình thực tiễn trong hoạt động xét xử của Toà án, đối chiếu với các quy định hiện hành của Bộ luật tố tụng Hình sự năm 2003.
    4. Mục đích và ý nghĩa:
    Việc nghiên cứu vấn đề này sẽ làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của thủ tục tố tụng tại phiên toà Sơ, Phúc thẩm Hình sự. Thủ tục từ đó phát hiện ra những vi phạm pháp luật trong tố tụng tại phiên toà, tìm ra nguyên nhân dẫn đến vi phạm để từ đó đề xuất những giải pháp và kiến nghị để khắc phục những vi phạm trong tố tụng Hình sự tại phiên toà Sơ thẩm, Phúc thẩm.
    Cùng với lời nói đầu là kết cấu của tiểu luận được chia làm 3 chương:
    Chương 1: Khái niệm và quy định của pháp luật tố tụng Hình sự và thủ tục tố tụng tại phiên toà Sơ thẩm và Phúc thẩm.
    Chương 2: Việc thực thi pháp luật tố tụng Hình sự tại phiên toà Sơ thẩm và Phúc thẩm hình sự.
    Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm khắc phục vi phạm thủ tục tố tụng tại phiên toà Sơ thẩm và Phúc thẩm Hình sự.
    [TABLE]
    [TR]
    [TD]LỜI NÓI ĐẦU
    [/TD]
    [TD]1
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chương 1: KHÁI NIỆM VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ THỦ TỤC TỐ TỤNG TẠI PHIÊN TOÀ SƠ THẨM VÀ PHÚC THẨM HÌNH SỰ
    [/TD]
    [TD]3
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1. Khái niệm
    [/TD]
    [TD]3
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2. Quy định của pháp luật về thủ tục tố tụng tại phiên toà Sơ thẩm
    [/TD]
    [TD]5
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.1. Thủ tục bắt đầu phiên toà
    [/TD]
    [TD]5
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.2. Thủ tục xét hỏi tại phiên toà
    [/TD]
    [TD]6
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.3. Thủ tục nghị án và tuyên án
    [/TD]
    [TD]7
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.4. Thủ tục bắt giam bị cáo sau khi tuyên án
    [/TD]
    [TD]8
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thủ tục tố tụng tại phiên toà Phúc thẩm
    [/TD]
    [TD]8
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chương 2: VIỆC THỰC THI PHÁP LUẬT TẠI PHIÊN TOÀ SƠ THẨM VÀ PHÚC THẨM HÌNH SỰ
    [/TD]
    [TD]10
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1. Việc thực thi pháp luật tố tụng hình sự tại phiên toà Sơ thẩm
    [/TD]
    [TD]10
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.1. Vấn đề về thủ tục bắt đầu phiên toà
    [/TD]
    [TD]11
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.2. Vấn đề về trình tự xét hỏi và tranh tụng tại phiên toà
    [/TD]
    [TD]11
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.3. Vấn đề về nghị án và tuyên án
    [/TD]
    [TD]12
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2. Việc thực thi pháp luật tố tụng hình sự tại phiên toà phúc thẩm hình sự
    [/TD]
    [TD]12
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3. Nguyên nhân của những tồn tại
    [/TD]
    [TD]14
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM KHẮC PHỤC NHỮNG VI PHẠM THỦ TỤC TỐ TỤNG TẠI PHIÊN TOÀ SƠ THẨM VÀ PHÚC THẨM HÌNH SỰ
    [/TD]
    [TD]16
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...