Chuyên Đề Thực tiễn tổ chức việc thi hành án tại địa phương

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục

    Trang

    A- Lời nói đầu 1

    B – Nội dung 3

    Phần I: Quá trình tìm hiểu và thu thập thông tin 3

    1. Khái quát chung về công tác thi hành án tại địa phương 3

    2. Các giai đoạn trong tổ chức thi hành án 6

    3. Những vướng mắc và sai sót trong công tác thi hành án tại địa phương 7

    4. Thực trạng án tồn đọng tại cơ quan thi hành án dân sự Thành phố Hải Dương 10

    Phần II: Kết quả xử lý thông tin thu thập được 14

    1. Nguyên nhân lượng án thụ lý mỗi năm ngày càng gia tăng 14

    2. Nguyên nhân lượng án tồn đọng tăng 15

    Phần III: Nhận xét và kiến nghị 18

    1. Những nhận xét về công tác thi hành án tại địa phương 18

    2. ý kiến và kiến nghị 19

    C – Kết luận 21



    A. Lời nói đầu

    Thi hành án là hoạt động làm cho các Bản án, Quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án thực hiện được trong thực tế.

    Thi hành án dân sự là một bộ phận của Thi hành án, đó là hoạt động của cơ quan Thi hành án tiến hành theo trình tự, thủ tục nhất định nhằm đưa những Bản án, Quyết định có hiêu lực của Toá án ra thi hành.

    Công tác thi hành án nói chung và công tác Thi hành án dân sự (THADS ) nói riêng đều có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với mọi phương diện của đời sống. Nó làm cho các bản án, quyết định của Toá án trở thành hiện thực. Thông qua hoạt động thi hành án quyền và lợi ích của Nhà nước, của các tổ chức kinh tế, tổ chức XH và của công dân được bảo vệ; pháp chế được tăng cường, tạo được niềm tin vững chắc trong quần chúng nhân dân, đảm bảo trật tự xã hội.

    Cũng như các cơ quan Công An, Viện Kiểm Sát, Toà án, cơ quan THADS giữ vị trí đặc biệt quan trọng, là một khâu không thể thiếu trong quá trình tố tụng. Mọi phán quyết của Toà án chỉ là những quyết định trên giấy tờ và không thể phát huy trên thực tế nếu không được thi hành đầy đủ và hiệu quả nhất là trong lĩnh vực thi hành án.

    Trải qua một chặng đường dài hình thành và phát triển, THADS nước ta đã có nhiều chuyển biến to lớn nhất là sau khi Pháp lệnh Thi hành án 1993 được ban hành. Đó là mốc thời gian quan trọng khi cơ quan THADS được Quốc Hội chuyển giao từ Toà án sang cơ quan thuộc Chính Phủ; đã đưa công tác THA bước vào một giai đoạn phát triển mới. Cho đến khi Pháp lệnh Thi hành án 2004 ban hành, tổ chức cơ quan THADS ngày càng được hoàn thiện hơn. Hoạt động THA được củng cố về mọi mặt, đạt được những thành quả nhất định, hoàn thành tương đối tốt nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó.

    Trong điều kiện kinh tế phát triển như hiện nay, vô số các quan hệ giao dịch được phát sinh, dẫn đến tranh chấp cũng nhiều hơn, lượng công việc mà các cơ quan Tư pháp phải giải quyết ngày càng nhiều. Một vấn đề đặt ra cho cơ quan Tư pháp nói


    chung và cơ quan THADS nói riêng là phải tổ chức hoạt động sao cho đạt hiệu quả cao.

    Trong những năm gần đây, THADS cả nước nói chung và THADS trên địa bàn Thành phố Hải Dương nói riêng đang đứng trước một một số vấn đề như: trong quá trình THA còn gặp phải nhiều khó khăn vướng mắc; tình trạng án tồn đọng còn nhiều.Việc quan trọng nhất đối với các cơ quan THADS là phải tìm ra một giải pháp đồng bộ và cụ thể nhằm giải quyết những khó khăn trên. Để làm được điều này chúng ta hãy đi tìm hiểu rõ về việc tổ chức THADS trên thực tế. Trong 3 tháng thực tập tại THADS Thành phố Hải Dương, có cơ hội được hiểu sâu về công tác thi hành án em đã chọn đề tài “ Thực tiễn tổ chức việc thi hành án tại địa phương” để nghiên cứu.

    Do lần đầu tiếp xúc với đề tài kết hợp cả tính lý luận và thực tiễn cao, cùng với phạm vi nghiên cứu khá rộng trong khi đó thời gian có hạn, nhiều nội dung chưa được đầu tư thỏa đáng, vì đó chất lượng chuyên đề còn nhiều hạn chế và không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy em rất mong nhận được sự quan tâm chỉ bảo của thầy cô.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...