Luận Văn Thực tiễn thực hiện biện pháp thế chấp tài sản trong Hợp đồng tín dụng tại Chi nhánh Chương Dương

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thực tiễn thực hiện biện pháp thế chấp tài sản trong Hợp đồng tín dụng tại Chi nhánh Chương Dương Trong nền kinh tế hiện nay, hệ thống Ngân hàng đã trở nên phổ biến rộng khắp. Việc Ngân hàng đóng vai trò trung gian trong nền kinh tế tỏ ra rất hữu ích và đang dần chiếm ưu thế trong thị trường vốn vay. Hoạt động chủ yếu của Ngân hàng là cho vay vì nó đem lại nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng. Để đảm bảo hoạt động cho vay của ngân hàng có thể duy trì và phát triển vững chắc, đòi hỏi hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại phải an toàn, hiệu quả. Muốn vậy các khâu của hoạt động cho vay phải được thực hiện một cách trôi chảy theo những nguyên tắc nhất định để đảm bảo cho ngân hàng thu hồi được cả vốn lẫn lãi khi hết thời hạn cho vay.
    Có rất nhiều hình thức để vay vốn từ Ngân hàng phục vụ cho hoạt động kinh doanh sản xuất, một trong số các hình thức vay vốn được sử dụng phổ biến hiện nay đó là biện pháp thế chấp tài sản. Thực tiễn cho thấy có rất nhiểu rủi ro có thể xảy ra khi cho vay vốn, điều đó gây ảnh hưởng cực kì nghiêm trọng tới hoạt động của các Ngân hàng và hơn nữa là ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế. Để bảo đảm rủi ro trong quá trình vay vốn đó, Nhà nước đã ban hành các văn bản pháp luật để nhằm hạn chế phần nào những rủi ro cũng như khắc phục hậu quả khi có rủi ro tín dụng xảy ra.
    Kết cấu đề tài:
    chương I: chế độ pháp lý về biện pháp thế chấp tài sản trong hợp đồng tín dụng
    Chương II: thực tiễn áp dụng biện pháp thế chấp tài sản trong hợp đồng tín dụng tại chi nhánh chương dương- ngân hàng công thương
    chương III: kiến nghị
     
Đang tải...