Luận Văn Thực tiễn phân định các vùng biển thuộc quyền chủ quyền giữa Việt Nam với các nước

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 14/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giới thiệu tài liệu Thực tiễn phân định các vùng biển thuộc quyền chủ quyền giữa Việt Nam với các nước
    A. Lời mở đầu
    Mở rộng các vùng biển gần bờ đối với các quốc gia ven biển là xu thế tất yếu của Luật biển quốc tế hiện đại. Nhưng xu thế này được thực hiện song song với các yêu cầu không để ảnh hưởng thái quá đến các quyền tự do truyền thống của cộng đồng quốc tế trong các vùng nước bị tác động bởi xu thế này. Theo công ước 1982 của Liên hợp quốc về luật biển (sau đây gọi là Công ước 1982), các quốc gia ven biển đều có danh nghĩa pháp lý quy định các vùng biển của mình như nội thủy, lãnh hải 12 hải lý, vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa, khi thực hiện quyền mở rộng biển của mình trong các vùng hẹp (bề rộng không quá 400 hải lý) các quốc gia có bờ biển tiếp giáp hoặc đối diện nhau đều có một mối quan tâm chung: Phân định các vùng biển chồng lấn. Trong khuôn khổ đề tài của mình, tôi xin đưa ra một số vấn đề về: "Thực tiễn phân định các vùng biển thuộc quyền chủ quyền giữa Việt Nam với các nước"
    B. Nội dung
    I. Một số vấn đề liên quan
    Phân định là quá trình hoạch định đường gianh giới phân tách hai hay nhiều quốc gia có các vùng biển tiếp giáp nhau và không được phân tách bởi biển cả hoặc đáy biển - vùng di sản chung của loài người. Do đó phân định biển không phụ thuộc và ý chí duy nhất của một quốc gia mà là một hoạt động mang tính quốc tế, song phương, đa phương thể hiện sự phân chia phù hợp với luật pháp quốc tế, các danh nghĩa pháp lý tương ứng của mỗi quốc gia trên các vùng biển chồng lấn.
    Theo Công ước 1982 tại các điều 15, 74, 83 và tham khảo các phán quyết của tòa án công lý quốc tế liên quan đến phân định có thể dựa trên hai nguyên tắc cơ bản:
    - Nguyên tắc thỏa thuận: Là nguyên tắc cơ bản có tính tập quán của Luật quốc tế giải quyết tranh chấp.
    - Nguyên tắc công bằng: Không được quy định một cách rõ ràng nhưng trong thực tiễn phân định biển giữa hai quốc gia có bờ biển đối diên hoặc tiếp giáp nhau được tiến hành theo một số phương pháp cơ bản sau để đạt được kết quả công bằng: Phương pháp đường trung tuyến, phương pháp đường trung tuyến có điều chỉnh và giải pháp tạm thời.
    II. Thực tiễn phân định các vùng biển thuộc quyền chủ quyền giữa Việt Nam với các nước
    Với Công ước 1982, Việt Nam phải đàm phán giải quyết vấn đề biên giới biển với bảy quốc gia là: Trung Quốc, Philíppin, Malaixia, Brunây, Inđônêxia, Thái Lan, Campuchia. Lập trường của Việt Nam về vấn đề này được thể hiện rõ ràng trong tuyên bố ngày 12/5/1977 của Chính phủ Việt Nam về lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam: “Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ cùng các nước liên quan, thông qua thương lượng trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau, phù hợp với luật pháp và tập quán quốc tế, giải quyết các vấn đề về các vùng biển và thềm lục địa của mỗi bên”. Và trên thực tiễn phân định ta đã tiến hành
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...