Tiểu Luận Thực tiễn phân định biển giữa Việt Nam và Trung Quốc

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    Nằm ven biển Đông là là một trong những quốc gia có đường bờ biển dài trong khu vực, theo các quy định của Công ước luật biển năm 1982, Việt Nam được mở rộng chủ quyền và quyền tài phán của mình ra các vùng biển và thềm lục địa rộng khoảng 1 triệu km2.Việc mở rộng này đã làm xuất hiện những vùng biển và thềm lục địa chồng lấn cần phải được phân định đối với các nước nói chung và với Trung Quốc nói riêng. Là thành viên của Công ước luật biển 1982, Việt nam có nghĩa vụ tuân thủ các quy định của Công ước về phân định biển.
    Trên thực tế, từ khi thống nhất đất nước và trở thành thành viên của Liên Hợp Quốc, Việt Nam đã có những tuyên bố thể hiện lập trường của mình về việc phân định biển. Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 12/05/1977 về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam nêu rõ: “Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ cùng các nước liên quan thông qua thương lượng trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền của nhau, phù hợp với luật pháp và tập quán quốc tế, giải quyết các vấn đề về các vùng biển và thềm lục địa của mỗi bên”.
    Thực tiễn phân định biển giữa Việt Nam và các nước láng giềng đã đạt được những thỏa thuận công bằng đối với các bên và được quốc tế thừa nhận. Hiện nay, Việt Nam đã tiến hành phân định Thái Lan, Inđônêxia, đã thỏa thuận về khai thác chung vùng chồng lấn với Malaysia và kí kết hiệp định về vùng nước lịch sử với Campuchia. Đặc biệt Việt Nam đã tiến hành phân định biển với Trung Quốc sau nhiều năm đàm phán. Thông qua bài viết này, em xin đánh giá thực tiễn phân định biển giữa Việt Nam với Trung Quốc để có thể thấy rõ hơn những thỏa thuận mà Việt Nam đã đạt được và những thỏa thuận Việt Nam cần tiến hành trong thời gian tới.

    Trong bài viết em xin trình bày nội dung theo 2 phần:

    Phần I: Những vấn đề chung về phân định biển
    Phần II: Thực tiễn phân định biển giữa Việt Nam và Trung Quốc


    Do hiểu biết của bản thân còn hạn chế nên trong bài viết không tránh khỏi thiếu sót. Em kính mong được sự góp ý của các thầy, các cô để bài viết được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cám ơn!



    KẾT BÀI

    Việc phân dịnh biển giữa Việt Nam và Trung Quốc được thể hiện bằng Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định hợp tác nghề cáđánh dấu một bước tiến quan trọng trong quan hệ giữa hai nước. Mặc dù hiện nay vẫn còn tồn tại những vấn đề liên quan đến biển giữa hai nước như việc tranh chấp chủ quyền liên quan đến quần đào Hoàng Sa và Trường Sa và đường yêu sách 9 đoạn của Trung Quốc nhưng với việc ký các Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định hợp tác nghề cá, chúng ta có quyền hy vọng về việc hai bên sẽ tìm được tiếng nói chung trong việc giải quyết các vấn đề nêu trên. Mặt khác, Việt Nam và Trung Quốc cần căn cứ vào Công ước về Luật biển năm 1982 cũng như thực tiễn đời sống quốc tế để tháo gỡ những bất đồng cũng như không nên có những hành động quá khích đề làm phức tạp thêm tình hình
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...