Luận Văn Thực tiễn lạm phát ở Việt Nam thời kỳ đổi mới & biện pháp phát triển

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thực tiễn lạm phát ở VN thời kỳ đổi mới & biện pháp phát triển



    THỰC TIỄN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI
    VÀ BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT
    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU. 2
    NỘI DUNG. 3
    I. Định nghĩa, phân loại, tác động của lạm phát. 3
    1. Định nghĩa. 3
    2. Phân loại. 3
    3. Tác động của lạm phát. 4
    II. Thực tiễn lạm phát ở Việt Nam thời kỳ đổi mới (từ 1976-2000). 6
    III. Các giải pháp đối phó với lạm phát 8
    1. Các giải pháp chung. 8
    2. Các giải pháp đặc thù ở nước ta. 10
    KẾT LUẬN. 11
    TÀI LIỆU THAM KHẢO. 12


    LỜI MỞ ĐẦU
    Lạm phát là bạn đồng hành của nền kinh tế thị trường. Trong thời đại ngày nay, lạm phát là vấn đề trung tâm và nhạy cảm hàng đầu của đời sống kinh tế xã hội ở cấp quốc gia và quốc tế. Với tư cách là kết quả tổng hoà của các chính sách kinh tế – xã hội vĩ mô, cũng như của các hoạt động kinh doanh vi mô, lạm phát đã có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp, nhanh hoặc chậm, tích cực hoặc tiêu cực, ở mức độ này hay ở mức độ khác đến toàn bộ các lĩnh vực và khía cạnh hoạt động của Chính phủ, doanh nghiệp và cá nhân Vì vậy, nghiên cứu lạm phát luôn có ý nghĩa thời sự cả về lý thuyết lẫn thực tế.
    Từ trước đến nay, đã có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về lạm phát. Bởi vậy, bài tiểu luận nhỏ này của em viết lên không nhằm mục đích đóng góp thêm những tư liệu nghiên cứu mà chỉ có thể là sự đúc kết những kiến thức mà các nhà khoa học đi trước đã để lại. Lạm phát là một đề tài rộng lớn, tổng hợp và luôn mới nên trong dung lượng của một bài tiểu luận, em xin đề cập đến tính hai mặt của lạm phát, cũng như các giải pháp đối phó với lạm phát trong nền kinh tế chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường.
    Trong quá trình tiếp cận với đề tài, vì những lý do khách quan và chủ quan nhất định, nên không tránh khỏi những hạn chế. Vì vậy em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy, các cô để bài tiểu luận của em được tốt hơn.

    Em xin chân thành cảm ơn!


    I. ĐỊNH NGHĨA, PHÂN LOẠI, TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT.
    1. ĐỊNH NGHĨA.
    Từ những lý thuyết về lạm phát trước đây, cũng như thực tế cho thấy, có nhiều cách hiểu và định nghĩa về lạm phát khác nhau. Ví dụ như:
    - Từ điển kinh tế của Liên Xô ghi: “lạm phát là tình trạng khối lượng tiền giấy tràn đầy các kênh lưu thông tiền tệ vượt quá các nhu cầu kinh tế thực tế làm cho tiền tệ mất giá, là phương tiện phân phối lại thu nhập quốc dân ”
    - Trường phái tiền tệ ở Đức và Mỹ quan niệm: lạm phát là sự vi phạm quá trình tái sản xuất nằm trong lĩnh vực lưu thông tiền tệ , là sự phát hành tiền quá mức tạo ra cầu dư thừa thường xuyên.
    Dù cho có nhiều quan điểm khác nhau nhưng một định nghĩa ngắn gọn và xác đáng nhất về lạm phát là: “lạm phát là hiện tượng giá cả chung tăng lên và giá trị, đúng hơn là sức mua thực tế của đồng tiền giảm xuống”.
    2. PHÂN LOẠI.
    Có thể phân lạm phát ra nhiều dạng khác nhau theo những tiêu chí khác nhau.
    2.1. Căn cứ vào tốc độ lạm phát, người ta chia lạm phát ra làm 3 loại:
    - Lạm phát vừa phải.
    - Lạm phát phi mã.
    - Siêu lạm phát.
    2.2. Căn cứ vào nguyên nhân chủ yếu gây ra lạm phát, người ta chia ra:
    - Lạm phát “cầu dư thừa tổng quát”.
    - Lạm phát “chi phí đẩy”.
    - Lạm phát “cơ cấu”.
    - Lạm phát “nhập khẩu”.
    2.3. Căn cứ vào tính chất chủ động – bị động từ phía Chính phủ đối với lạm phát, người ta chia ra:
    - Lạm phát cân bằng và có thể dự đoán trước.
    - Lạm phát không cân bằng và không dự đoán trước.
    2.4. Căn cứ vào quá trình bộc lộ lạm phát người ta chia ra:
    -Lạm phát “ngầm”.
    -Lạm phát “công khai”.
    3. TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT.
    3.1. Các tác động tiêu cực của lạm phát.
    Tác hại của lạm phát tỷ lệ thuận với tốc độ lạm phát, với mức độ các tiến triển không thể dự báo trước và vượt ra khỏi khả năng điều tiết, kiềm chế của Chính phủ. Lạm phát phi mã và siêu lạm phát là những tai hoạ khủng khiếp cho đời sống kinh tế xã hội của một nước. Nhìn chung, lạm phát gây ra các tác động tiêu cực sau:
    - Vì làm rối loạn chức năng thước đo giá trị của tiền tệ nên lạm phát xuyên tạc bóp méo, làm biến dạng các yếu tố và tín hiệu thị trường, làm cho toàn bộ các hoạt động sản xuất – kinh doanh không thể tiến hành bình thường được. Bản thân vai trò điều tiết nền kinh tế của Chính phủ thông qua tiền tệ và thuế cũng bị suy giảm, thậm chí bị vô hiệu hoá, do mức thuế trở nên vô nghĩa trước tốc độ tăng lạm phát thời kỳ phi mã hoặc siêu lạm phát.
     
Đang tải...