Luận Văn Thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng giao nhận vận chuyển hàng hoá tại Công ty Kho vận và dịch vụ

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng giao nhận vận chuyển hàng hoá tại Công ty Kho vận và dịch vụ thương mại - VINATRACO(69 trang)
    Lời cảm ơn

    Em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới cô giáo Thuỷ - cô giáo trực tiếp hướng dẫn trong suốt quá trình làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp , đã tận tình chỉ bảo , hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này .
    Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo ở trong Khoa , các anh chị ở Công ty Kho vận và dịch vụ Thương mại (Vinatranco )- Bộ Thương mại đã đóng góp cho em những ý kiến quý báu và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp.
    Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn sinh viên – những người đã động viên góp ý với tôi về chuyên đề thực tập này.




    Mục lục

    Lời nói đầu

    Chương I

    Cơ sở lý luận về hợp đồng giao nhận vận chuyển hàng hoá

    I_Giạo nhận và vai trò của giao nhận hàng hoá trong kinh doanh thương mại .
    1. Khái niệm chung về giao nhận và người giao nhận ( freight forwarding )
    2. Vai trò của hoạt động giao nhận hàng hoá

    II_Chế độ pháp lý về hợp đồng giao nhận vận chuyển
    1. Khái niệm và đặc điểm
    2. Quyền và nghĩa vụ của các bên
    3. Phân loại
    4. Luật điều chỉnh
    III_Chế độ ký kết và thực hiện Hợp đồng giao nhận vận chuyển hàng hoá
    1Cạc nguyên tắc ký kết
    2Trịnh tự và thủ tục ký kết
    3. Nội dung của hợp đồng
    4. Các nguyên tắc thực hiện
    Chương II
    Thực tiễn ký kết và thực hiện Hợp đồng giao nhận vận chuyển hàng hoá tại Vinatranco
    I_ Khái quát về Công ty Vinatranco
    1. Quá trình hình thành và phát triển
    2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty
    3. Cơ cấu tổ chức và bộ máy
    II_Thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng tại Công ty.
    1. Thực tiễn ký kết
    2. Thực tiễn thực hiện hợp đồng

    III_Trạch nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng

    IV_Đạnh giá quá trình ký kết và thực hiện Hợp đồng giao nhận vận chuyển hàng hoá tại Công ty.
    1. Những ưu nhược điểm của hợp đồng giao nhận
    2. Đánh giá quá trình ký kết và thực hiện Hợp đồng giao nhận vận chuyển hàng hoá tại Công ty.
    Chương III.
    Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện Hợp đồng giao nhận vận chuyển hàng hoá
    I_Nhựng thuận lợi khó khăn và nguyên nhân của các tồn tại khó khăn

    II_Môt. số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện việc ký kết và thực hiện hợp đồng .
    1. Hoàn thiện chế độ pháp lý về hợp đồng kinh tế
    2. Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên tại Công ty.
    3. Những kiến nghị khác




    Lời nói đầu

    Giao nhận vận chuyển hàng hoá là một trong những ngành dịch vụ Thương mại gắn liền và liên quan mật thiết với hoạt động kinh doanh trong nước và Quốc tế cũng như hoạt động vận tải nói chung. Là một loại hình kinh doanh dịch vụ Thương mại không cần đầu tư nhiều vốn nhưng lợi nhuận tương đối ổn định nếu chúng ta biết tổ chức điều hành tốt trên cơ sở tận dụng cơ sở hạ tầng sẵn có.
    Kể từ năm 1990 trở lại đây dịch vụ này đã phát triển mạnh cả về chiều sâu cũng như phạm vi thị trường trong và ngoài nước. Hiện nay cả nước đã có gần 400 công ty kinh doanh dịch vụ này trong đó khoảng 20 công ty liên doanh và hàng trăm công ty TNHH , chưa kể nhiều hãng giao nhận nước ngoài hoạt động tại nước ta thông qua các đại lý hình thức.
    Việc phát triển kinh doanh dịch vụ giao nhận vận chuyển hàng hoá đã mang lại những hiệu quả kinh tế thiết thực . Mặc dù dịch vụ này mới xuất hiện ở Việt Nam vài chục năm gần đây nhưng nó đã có những bước phát triển đáng khích lệ từng bước theo kịp các nước trong khu vực và Thế giới . Tiền thân là Tổng công ty kho vận và dịch vụ Thương mại sau này được thành lập lại theo đăng ký thành lập DNNN số 109 TMTCCB/ ngày 222/1995/, Công ty kho vận và dịch vụ Thương mại Vinatranco - trực thuộc Bộ Thương mại - là một trong những thành viên Hiệp hội giao nhận Việt Nam , đã làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước trong nhiều năm qua.
    Trong sự chuyển đổi cơ chế hoạt động giao nhận vận chuyển hàng hoá cần phải hoàn thiện và phát triển hơn nữa nhằm đưa ngành giao nhận vận chuyển bước sang một bước mới vững chắc hơn và toàn diện hơn.
    Qua thời gian thực tập tại Công ty Kho vận và dịch vụ Thương mại và trên cơ sở những kiến thức được trang bị trong quá trình học tập rèn luyện ở trường , đặc biệt sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo , em đã chọn đề tài ” Thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng giao nhận vận chuyển hàng hoá tại Công ty Kho vận và dịch vụ thương mại - VINATRACO” làm nội dung cho chuyên đề thực tập của mình.

    Chương I
    Cơ sở lý luận về hợp đồng giao nhận vận chuyển hàng hoá

    I. _Giao nhận và vai trò của giao nhận hàng hoá trong kinh doanh thương mại
    1. Khái niệm chung về giao nhận và người giao nhận ( freight forwarding ).
    Sau khi hợp đồng mua bán được ký kết, người bán thực hiện việc giao hàng tức là hàng hoá được vận chuyển từ người bán sang người mua. Để cho quá trình vận chuyển đó bắt đầu được tức là hàng hoá đến tay người mua cần phải thực hiện hàng loạt các công việc khác có liên quan như: bao bì đóng goi,lứu kho,đưa hàng ra cảng, làm các thủ tục gửi hàng, xếp hàng lên tàu, vận tải hàng hoá đến đich,dớ hàng ra khỏi tàu và giao cho người nhận hang ` Những công việc đó được gọi là giao nhận vận tải hàng hoá hay còn gọi tắt là giao nhận.
    Theo quy tắc mẫu của Liên đoàn các hiệp hội giao nhận quốc te(^' FIATA) về dịch vụ giao nhận, dịch vụ giao nhận được định nghĩa như là bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng , lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hoá cũng như các dịch vutự vấn hay có liên quan đến cá dịch vụ trên kể cả các vấn đề hải quan tài chính mua bảo hiểm, thanh toán thu thập chứng từ liên quan đến hàng hoá.
    Theo điều 163- Luật thương mại Việt nam, dịch vụ giao nhận hàng hoá là hành vi thương mại theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá từ người gửi tổ chức vận chuyển lưu kho lưu bãi làm các thủ tục giấy tờ và các địch vụ khác có liên quan để giao nhận theo sự uỷ thác của chủ hàng, của bgười vận tải hoặc của người làm dịch vugiạo nhận khạcMúc tiêu của giao nhận hàng hoá là hoàn thành đúng yêu cầu của khách hàng và thực hiện hiệu quả cao nhất lâu dài và vững bền.
    Nói một cách ngắn gọn, giao nhận hàng hoá là tập hợp những nghiệp vụ thủ tục có liên quan đến quá trình vần tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hoá từ nơi gửi hằng người gửi hàng ) đến nơi nhận hàng ( người nhận hàng ).
    Doanh nghiệp giao nhận là doanh nghiệp kinh doanh các loại dịch vụ giao nhận hàng hoá trong Xã hội, bao gồm hai loại :
    - Doanh nghiệp giao nhận vận tải hàng hoá trong nước khi các hoạt động của doanh nghiệp chtr diễn ra trên và trong phạm vi lãnh thổ đất nước.
    - Doanh nghiệp giao nhận vận tải hàng hoá Quốc tế khi các hoạt động của doanh nghiệp có những phần việc diễn ra ngoài lãnh thổ đất nước.
    Sản phẩm của doanh nghiệp giao nhận chính là các dịch vụ trong giao nhận ( dịch vụ giao nhận hàng hoá ) mà doang nghiệp giao nhận đóng vai trò người giao nhận ( Fowarder , Freight forwarder , Forwarding agert).
    Người giao nhận có thể làm các dịch vụ một cáh trực tiếp hoặc thông qua đại lý hoặc thuê dịch vụ của người thứ ba khác.
    Dịch vụ giao nhận hàng hoá bao gồm 4 loại thông dụng trên Thế giới hiện nay là:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...