Luận Văn Thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng giao nhận thầu xây lắp ở Công ty Sông Đà 11

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng giao nhận thầu xây lắp ở Công ty Sông Đà 11
    Xây dựng là một hoạt động kinh tế quan trọng của đất nước. Toàn bộ cơ sở vật chất kỹ thuật của nề kinh tế chỉ có thể được tạo ra thông qua hoạt động xây dựng cơ bản, kể từ các công trình kết cấu hạ tầng, các cơ sở sản xuất kinh doanh, các công trình văn hoá- xã hội cho đến nhà ở của dân cư.
    Các công trình xây dựng chính là sản phẩm của công nghệ xây lắp. Để việc xây lắp đáp ứng tốt nhất những đòi hỏi về chất lượng kỹ thuật, tiến độ thực hiện, đồng thời tiết kiệm chi phí và hạn chế đến mức thấp nhất những tranh chấp có thể gây thiệt hại về vật chất hoặc phương hại đến uy tín của các bên hữu quan, cũng như để đáp ứng nhu cầu cạnh tranh lành mạnh trong nền kinh tế thị trường, phương pháp đấu thầu ngày càng tỏ ra có nhiều ưu điểm và được áp dụng rộng rãi trên phạm vi toàn thế giới. Riêng các dự án lớn, dự án có yêu cầu kỹ thuật cao, thi công phức tạp và đặc biệt là các dự án thuộc khu vực Nhà nước, dự án được tài trợ của các định chế tài chính quốc tế thì xây lắp thông qua đấu thầu quốc tế là cách duy nhất để tránh những sơ hở, sai lầm có thể gây thiệt hại về vật chất và uy tín cho các bên.
    Ngày 1/9/1999, Chính phủ đã ban hành Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định 88/1999/NĐ-CP, góp phần đẩy mạnh việc thực hiện công tác đấu thầu ở Việt Nam. Trải qua hơn ba năm áp dụng, Qui chế đấu thầu đã chứng tỏ là một hình thức không thể thiếu trong hệ thống pháp luật của nước ta.
    Với tính chất là một phương pháp phổ biến và có hiệu quả cao, hình thức đấu thầu ngày càng được nhìn nhận như một điều kiện thiết yếu để bảo đảm thành công về phương diện kinh tế cũng như kỹ thuật cho các nhà đầu tư (chủ dự án) dù họ thuộc khu vực Nhà nước hay tư nhân, dù họ đầu tư trong nước hay nước ngoài. Tuy nhiên ở Việt Nam, do qui chế đấu thầu mới ra đời không lâu nên hoạt động kinh tế này còn rất mới mẻ đối với hệ thống pháp lý kinh tế của Nhà nước cũng như của các doanh nghiệp.
    Nội dung tóm tắt
    Chương I: Hợp đồng kinh tế và hợp đồng giao nhận thầu xây lắp
    Chương II: Thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng giao nhận thầu xây lắp ở Công ty Sông Đà
    Chương III: Một số đánh giá và kiến nghị nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý về hợp đồng giao nhận thầu xây lắp
    Chương IV của Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định
     
Đang tải...