Tài liệu Thực tiễn khoa học - công nghệ Việt Nam

Thảo luận trong 'Căn Bản' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Thực tiễn khoa học - công nghệ Việt Nam

    a. Phần mở đầu

    Việt Nam đi lên chủ nghĩa xă hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu, cơ sở vật chất - kỹ thuật thấp kém, tŕnh độ của lực lượng sản xuất chưa phát triển, quan hệ sản xuất xă hội chủ nghĩa chưa được hoàn thiện. V́ vậy, quá tŕnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một tất yếu khách quan để xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VI đă xác định: “Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá tŕnh chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lư kinh tế - xă hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại dùa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ nhằm tạo ra năng suất lao động xă hội cao”. Quan điểm này đă gắn công nghiệp hoá với hiện đại hoá đồng thời xác định vai tṛ khoa học - công nghệ là động lực của công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Hiện nay cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đang tác động một cách sâu rộng trên phạm vi toàn thế giới: khoảng thời gian để phát minh mới ra đời ngày càng được rút ngắn lại, xu hướng chuyển giao công nghệ giữa các nước ngày càng trở thành đ̣i hỏi cấp bách, không chỉ đối với các nước lạc hậu mà ngay cả đối với các nước phát triển. Vấn đề đặt ra là các nước đi sau trong đó có nước ta cần phải làm những ǵ để tiếp nhận một cách có hiệu quả những thành tựu khoa học - công nghệ mà các nước đi trước đă đạt được để tiến hành thành công quá tŕnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đưa đất nước nhanh chóng đạt đến tŕnh độ một nước phát triển. Và sau đây là bài tiểu luận của em về vấn đề này: Khoa học - công nghệ với công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

    B. Nội dung

    Chương 1: Lư luận
    1.1: Một số khái niệm
    1.1.1: Khái niệm : “Khoa học – công nghệ”
    Khoa học: là tập hợp những tri thức về tự nhiên, xă hội và tư duy thể hiện ở các phát minh.
    Công nghệ: là phương tiện hoặc hệ thống phương tiện để thực hiện sản xuất nhằm biến đổi đầu vào, đầu ra là hàng hoá, dịch vụ theo mong muốn.
    Nh­ vậy trong giai đoạn hiện nay khoa học và công nghệ luôn gắn bó chặt chẽ với nhau: khoa học là tiền đề trực tiếp của công nghệ và công nghệ lại là kết quả của khoa học.
    1.1.2: Khái niệm: “Công nghiệp hoá - hiện đại hoá”
    Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ bảy khoá VI và đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII Đảng Cộng sản Việt Nam đă xác định: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá tŕnh chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lư kinh tế - xă hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại dùa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ nhằm tạo ra năng suất lao động xă hội cao.
    1.2: Sự cần thiết phải phát triển khoa học – công nghệ trong quá tŕnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
    Có thể nói cách mạng khoa học - công nghệ là một hiện tượng toàn cầu, hiện tượng quốc tế sớm hay muộn nó sẽ đến với tất cả các quốc gia trên trái đất. Với Việt Nam, nền khoa học - kỹ thuật nước ta vẫn đang trong t́nh trạng lạc hậu, chậm phát triển chưa đáp ứng được yêu cầu của đất nước. V́ vậy việc tiến hành cuộc cách mạng khoa học - công nghệ ở nước ta không chỉ được coi là một tất yếu khách quan, mà c̣n là một đ̣i hỏi bức xúc để đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước với mục tiêu là đến năm 2020 về cơ bản nước ta trở thành nước công nghiệp.
    Cùng với đó, yêu cầu đẩy mạnh phát triển kinh tế thị trường cũng đ̣i hỏi chúng ta phải phát triển khoa học và công nghệ. Để chuyển sang nền kinh tế thị trường hiện đại từ điểm xuất phát thấp, nước ta không thể đi theo các bước tuần tùnh­ các nước đi trước đă làm, mà phải phát triển theo kiểu “nhảy vọt”, “rút ngắn”. Muốn phát triển nhanh kinh tế thị trường theo cách thức nh­ vậy, nhất thiết phải đẩy mạnh phát triển khoa học - công nghệ.
    Đẩy mạnh phát triển khoa học - công nghệ ở nước ta c̣n bắt nguồn từ yêu cầu phát triển đất nước theo định hướng xă hội chủ nghĩa. Định hướng này không chỉ đ̣i hỏi nền kinh tế tăng trưởng ở mức cao mà c̣n đ̣i hỏi phải xây dựng một xă hội công bằng, dân chủ, văn minh. ở đó, phát triển con người và phát triển xă hội bền vững được coi là trung tâm. Muốn đạt tới đó, chúng ta phải có nỗ lực và sáng tạo rất cao, phải biết vận dụng những thành tựu mới nhất của nhân loại, tránh những sai lầm mà các nước khác đă vấp phải. Do vậy, đẩy mạnh phát triển khoa học - kỹ thuật càng trở nên rất quan trọng và cần thiết.
    1.3: Vai tṛ của khoa học – công nghệ:
    Khoa học và công nghệ được xác định là động lực của công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Khoa học và công nghệ có vai tṛ quyết định lợi thế cạnh tranh và tốc độ phát triển kinh tế nói chung, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nói riêng. V́ vậy mà khoa học - công nghệ đặc biệt quan trọng đối với nước ta trên con đường rút ngắn giai đoạn phát triển để sớm trở thành nước công nghiệp.
    Ngay từ khi bắt đầu tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, Đảng ta đă xác định khoa học - công nghệ là cái giữ vai tṛ quan trọng trong sự phát triển lực lượng sản xuất và nâng cao tŕnh độ quản lư, bảo đảm chất lượng và tốc độ phát triển của nền kinh tế. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước v́ mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xă hội công bằng, dân chủ, văn minh. Do đó khoa học - công nghệ phải trở thành “quốc sách hàng đầu”. Nghị quyết Trung ương II của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đă xác định rơ: “Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước phải bằng và dùa vào khoa học và công nghệ”, “khoa học và công nghệ phải trở thành nền tảng và động lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá’. Chỉ bằng con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển khoa học và công nghệ mới có thể đưa nước ta từ nghèo nàn, lạc hậu trở thành một nước giàu mạnh văn minh.
    1.4: Nội dung cách mạng khoa học - công nghệ
    Hiện nay cuộc cách mạng khoa học - công nghệ có nhiều nội dung phong phó, trong đó có thể chỉ ra những nội dung nổi bật sau:
    Một là, cách mạng về phương pháp sản xuất: đó là tự động hoá. Sử dụng ngày càng nhiều máy tự động, máy công cụ điều khiển bằng số, rô bốt.
    Hai là, cách mạng về năng lượng: Ngoài những dạng năng lượng truyền thống( nhiệt điện , thuỷ điện) th́ ngày nay con người càng tạo ra nhỉều năng lượng mới: năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời.
    Ba là, cách mạng về vật liệu mới: Ngày nay ngoài việc sử dụng các vật liệu tự nhiên, con người ngày càng tạo ra nhiều vật liệu nhân tạo mới thay thế có hiệu quả cho các vật liệu tự nhiên khi mà chúng đang có xu hướng ngày càng cạn dần. Ví dụ: vật liệu tổng hợp( composit); gốm zincôn
    Bốn là, cách mạng về công nghệ sinh học: được ứng ngày càng nhiều trong công nghiệp, nông nghiệp, y tế, hoá chất, bảo vệ môi trường nh­ : công nghệ vi sinh, kỹ thuật cuzin, kỹ thuật gen
    Năm là, cách mạng về điện tử và tin học: Đây là lĩnh vực đang được loài người đặc biệt quan tâm nhất là lĩnh vực máy tính diễn ra theo bốn hướng: nhanh (máy siêu tính), nhỏ (vi tính), máy tính có xử lư kiến thức (trí tuệ nhân tạo), máy tính nói từ xa (viễn tin học).
    Nh­ vậy, khoa học - công nghệ ngày nay bao gồm một phạm vi rộng, nó không chỉ là các phương tiện, thiết bị do con người sáng tạo ra mà c̣n là các bí quyết biến các nguồn lực có sẵn thành sản phẩm. Với ư nghĩa đó khi nói tới công nghệ th́ sẽ bao hàm cả kỹ thuật, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khoa học, công nghệ luôn gắn bó chặt chẽ với nhau: khoa học là tiền đề trực tiếp của công nghệ và công nghệ lại là kết quả của khoa học.
     
Đang tải...