Luận Văn thực tiễn hoạt động của ngân hàng liên doanh và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật điều chỉn

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Ngày nay, xu hướng “ toàn cầu hoá” đang từng ngày, từng giờ tác động đến tất cả các quốc gia trên thế giới. Vì vậy, hoạt động tài chính quốc tế sẽ là hoạt động chịu ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu rộng nhất của xu hướng này. Bởi lẽ, sự phát triển các quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng sẽ là khâu đột phá, mở đường cho sự phát triển các quan hệ hợp tác kinh tế - quốc tế trên mọi lĩnh vực khác, tạo đà cho sự phát triển kinh tế mỗi nước. Hệ thống ngân hàng các nước ngày càng mở rộng hoạt động, tích cực cung ứng vốn cho nền kinh tế. Hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng không nằm ngoài sự vận động chung đó.
    Hơn nữa, đường lối đổi mới toàn diện của Đại hội Đảng VI (1986) như luồng gió mát lành đầy sinh khí thổi vào bức tranh kinh tế Việt Nam. Một trong những nội dung quan trọng của đường lối này là đổi mới nền kinh tế, thực hiện nền kinh tế mở cửa. Từ kinh nghiệm quốc tế cho thấy, để thực hiện thành công mở cửa nền kinh tế thì hệ thống tài chính - ngân hàng là hệ thống hỗ trợ hiệu quả nhất.
    Dưới tác động của xu hướng “ toàn cầu hoá”, và nhu cầu phát triển nền kinh tế trong điều kiện nền kinh tế thị trường, thực hiện nền kinh tế mở cửa tại Việt Nam; các ngân hàng liên doanh đã từng bước được thiết lập và phát triển. Các ngân hàng liên doanh với nước ngoài tại Việt Nam đã góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại, đẩy nhanh quá trình mở cửa nền kinh tế. Đồng thời, các ngân hàng liên doanh cũng tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh. Các ngân hàng thương mại trong nước sẽ được tiếp cận, học hỏi công nghệ ngân hàng tiên tiến từ đó cải tiến, nâng cao kỹ thuật nghiệp vụ ngân hàng đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn dịch vụ ngân hàng và kinh doanh tiền tệ.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Khái niệm “ liên doanh” hiện nay được hiểu ở hai góc độ: “ liên doanh cũ” và “liên doanh mới”. “ Liên doanh cũ” đơn thuần là sự liên doanh giữa một (hoặc các bên) Việt Nam với một (các bên) nước ngoài. “ Liên doanh mới” là sự hợp tác liên doanh theo cách thức doanh nghiệp liên doanh - doanh nghiệp Việt Nam; doanh nghiệp liên doanh - doanh nghiệp liên doanh Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của khóa luận này, tôi chỉ xin phép nghiên cứu những quy định cơ bản nhất về quy chế pháp lý của ngân hàng liên doanh với nước ngoài tại Việt Nam. Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ vai trò của ngân hàng liên doanh đối với sự phát triển kinh tế, quy định của pháp luật về hoạt động của ngân hàng liên doanh ; trên cơ sở xem xét hệ thống pháp luật thực định về ngân hàng liên doanh và thực tiễn hoạt động của nó từ đó chỉ ra các thiếu sót, hạn chế để có thể khắc phục, đề xuất ý kiến hoàn thiện pháp luật về ngân hàng liên doanh tại Việt Nam.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của khoá luận là những chế định về quy chế pháp lý của ngân hàng liên doanh theo các quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật các Tổ chức tín dụng, Luật đầu tư năm 2005 . và các văn bản dưới luật có liên quan.
    Với mục đích như đã đặt ra ở trên, phạm vi nghiên cứu của khoá luận được giới hạn là những lý luận khái quát và quy chế pháp lý về ngân hàng liên doanh với nước ngoài tại Việt Nam.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Khoá luận dựa trên phương pháp luận của triết học Mác- Lênin về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, kết hợp phương pháp phân tích và tổng hợp
    Tác giả khoá luận sử dụng phương pháp nghiên cứu lý luận gắn liền với thực tiễn, lấy Luật đầu tư năm 2005 và Luật Các Tổ chức Tín dụng đã được sửa đổi, bổ sung năm 2004 (sau đây gọi là Luật các TCTD) làm cơ sở pháp lý cơ bản cho việc nghiên cứu.
    5. Kết cấu của khoá luận
    Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khoá luận được kết cấu thành ba chương:
    Chương 1 đề cập những vấn đề khái quát về Ngân hàng và ngân hàng liên doanh;
    Chương 2, quy chế pháp lý về ngân hàng liên doanh ở Việt Nam;
    Chương 3, thực tiễn hoạt động của ngân hàng liên doanh và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động của ngân hàng liên doanh ở Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...