Tiểu Luận Thực tiễn giải quyết tranh chấp về tài sản giữa vợ và chồng trong các án kiện ly hôn tại Toà án nhân

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU​


    Ly hôn là hiện tượng xã hội phổ biến và phức tạp đặc biệt trong tình hình hiện nay khi nó ảnh hưởng của cơ chế kinh tế thị trường. Không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích của các đương sự mà ly hôn còn ảnh hưởng đến lợi ích của con họ, của gia đình và xã hội. Cùng với sự phát triển về kinh tế các án kiện ly hôn cũng như các tranh chấp về tài sản giữa vợ và chồng trong các án kiện ly hôn ngày càng tăng. Đồng thời sự phức tạp về tranh chấp cũng theo đó mà tăng lên. Các tranh chấp chủ yếu về xác định tài sản chung,tài sản riêng, giá trị tài sản chung, thanh toán nghĩa vụ tài sản, về quyền sử dụng đất và nhà ở, về xác định công sức của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình nếu vợ chồng sống chung với gia đình

    Với mong muốn tìm hiểu rõ hơn việc xét xử các vụ án ly hôn nói chung và việc phân chia tài sản (tài sản có xảy ra tranh chấp) nói riêng tại các bản án của Toà án nhân dân tỉnh Quảng Ninh - chủ yếu là các bản án phúc thẩm, em đã chọn đề tài "Thực tiễn giải quyết tranh chấp về tài sản giữa vợ và chồng trong các án kiện ly hôn" tại Toà án nhân dân tỉnh Quảng Ninh.

    Chuyên đề được viết dựa trên những kiến thức mà em đã tiếp thu được tại trường Đại học Luật Hà Nội, quá trình tìm hiểu, nghiên cứu các bản án đã xét xử, qúa trình thụ lý, nghiên cứu hồ sơ và xét xử tại Toà án nhân dân tỉnh Quảng Ninh. Với các phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp, so sánh dữ liệu em đã phân tích và làm rõ các căn cứ pháp luật để chia tài sản giữa vợ và chồng trong các án kiện ly hôn. Đồng thời cũng chỉ ra những vấn đề cần giải quyết tại địa phương, với hy vọng khắc phục được những hạn chế này trong thời gian tới.

    Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do thời gian thực tập ngắn, giữa lý thuyết được học tại nhà trường và thực tiễn xét xử có những điểm khác nhau và do quá trình nhận thức của bản thân còn hạn chế nên bản báo cáo thực tập chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định Do đó, em rất mong được sự sự thông cảm, đóng góp, giúp đỡ của các thầy cô và các bạn để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.

    Em xin chân thành cảm ơn!
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...