Luận Văn Thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế- Những khó khăn vướng mắc và kiến nghị

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 14/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giới thiệu tài liệu Thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế- Những khó khăn vướng mắc và kiến nghị
    Giới thiệu chung

    1. Sự cần thiết khách quan vấn đề tăng cường năng lực giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế.

    Sự hình thành và phát triền nền kinh tế thị trường định hướng XHCN có điều tiết của Nhà nước tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển năng động, đa dạng hơn. Trong thời gian qua nước ta đã chính thức gia nhập nhiều tổ chức thương mại thế giới và khu vực; các hiệp định hợp tác kinh tế thương mại song phương, đa phương được ký kết ngày càng nhiều hơn . đã đưa nền kinh tế nước ta ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới.
    Trên cơ sở đó quan hệ kinh doanh thương mại có tính quốc tế giữa các tổ chức kinh tế trong nước với các tổ chức, cá nhân nước ngoài sẽ ngày càng phát triển phong phú, đa dạng. Sự phát triển các quan hệ này tất yếu dẫn đến những tranh chấp đòi hỏi cần phải được giải quyết nhanh chóng kịp thời, đúng quy định của pháp luật phù hợp với tập quán và thông lệ quốc tế.
    Giải quyết tốt vấn đề trên, Toà án không chỉ hoàn thành chức năng nhiệm vụ của mình, mà còn góp phần quan trọng tạo môi trương lành mành cho các hoạt động thương mại, củng cố niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoại tại Việt Nam. Đồng thời thông qua hoạt động xét xử, phát hiện những vấn đề nảy sinh cần phải điều chỉnh bằng pháp luật, góp phần hoàn thiện những quy định của pháp luật trong lĩnh vực này.
    Tuy nhiên trong thời gian qua, công việc chuẩn bị một cách tích cực để chủ động tiếp nhận và giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế chưa được coi trọng đúng mức. Trong thời gian tới cần tiến hành những công việc cụ thể, thiết thực nhằm từng bước nâng cao năng lực giải quyết của toà án, đáp ứng yêu cầu của công việc trong tình hình mới.

    2. Thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế tại Toà án kinh tế Toà án Hà Nội.

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...