Luận Văn Thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại tại Việt Nam

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại tại Việt Nam

    MỤC LỤC
    LỜI NÓI ĐẦU 1


    Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI 10


    1.1. Khái quát về tranh chấp thương mại .10


    1.1.1. Khái niệm 10


    1.1.1.1. Khái niệm về hoạt động thương mại 10


    1.1.1.2. Khái niệm về tranh chấp thương mại .10


    1.1.1.3. Điều kiện để một tranh chấp là tranh chấp thương mại 11


    1.1.2. Đặc điểm và tính chất tranh chấp thương mại 12


    1.1.3. Nguyên nhân làm phát sinh tranh chấp thương mại 13


    1.2. Các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại 14


    1.2.1. Khái niệm 14


    1.2.2. Các phương thức giải quyết tranh chấp 15


    1.3. Khái quát chung về phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại .18


    1.3.1. Khái niệm 18


    1.3.2. Đặc điểm, vai trò 19


    1.3.3. Hình thức trọng tài thương mại 21


    1.3.3.1. Hội đồng trọng tài do trung tâm trọng tài thành lập (trọng tài qui chế) 21


    1.3.3.2. Hội đồng trọng tài do các bên thành lập (trọng tài ad-học) 22


    1.3.4. Tiêu chuẩn trở thành trọng tài viên .23


    1.3.5. Lược sử hình thành phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài ở Việt Nam 25


    Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI 30


    2.1. Điều kiện để tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài 30


    2.1.1. Điều kiện về loại tranh chấp 30


    2.1.2. Điều kiện về thỏa thuận trọng tài .31


    2.2. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp .34


    2.2.1. Nguyên tắc tôn trọng thỏa thuận trọng tài 34


    2.2.2. Nguyên tắc trọng tài viên độc lập, vô tư, khách quan .35

    2.2.3. Các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ .36


    2.2.4. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp không công khai 36


    2.2.5. Phán quyết trọng tài là chung thẩm .37


    2.3. Trình tự giải quyết tranh chấp .38


    2.3.1. Giải quyết tranh chấp bằng hội đồng trọng tài được thành lập bởi trung tâm trọng tài .38


    2.3.1.1. Khởi kiện và thời điểm được tính bắt đầu giải quyết tranh chấp 39


    2.3.1.2. Bản tự bảo vệ và việc gởi bản tự bảo vệ 41


    2.3.1.3. Thành lập hội đồng trọng tài giải quyết tranh chấp 42


    2.3.1.4. Trường hợp cần thay đổi trọng tài viên 44


    2.3.1.5. Phiên họp giải quyết tranh chấp .45


    2.3.2. Giải quyết tranh chấp bằng Hội đồng trọng tài do các bên thành lập (trọng tài vụ việc) 47


    2.3.2.1. Khởi kiện và thời điểm được tính bắt đầu giải quyết tranh chấp 47


    2.3.2.2. Bản tự bảo về và việc gởi bản tự bảo vệ 47


    2.3.2.3. Thành lập hội đồng trọng tài giải quyết tranh chấp 48


    2.3.2.4. Phiên họp giải quyết tranh chấp .49


    2.4. Thẩm quyền của Hội đồng trọng tài .50


    2.5. Đăng ký, thi hành và hủy phán quyết trọng tài .54


    2.5.1. Đãng ký phán quyết trọng tài .54


    2.5.1.1. Trọng tài quy chế (trọng tài thường trực) .54


    2.5.1.2. Trọng tài vụ việc .55


    2.5.2. Thi hành phán quyết trọng tài 56


    2.5.3. Hủy phán quyết trọng tài .57


    Chương 3: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN.61


    3.1. Thực trạng giải quyết tranh chấp thương mại bằng con đường trọng tài hiện nay


    trên thể giới .61


    3.2 Thực trạng giải quyết tranh chấp thương mại hiện nay ở Việt Nam .61


    3.3. Một vài giải pháp nhằm tăng hiệu quả của phương thức giải quyết tranh chấp


    bằng trọng tài 70


    KẾT LUẬN .76

    LỜI NÓI ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài:


    Trong giai đoạn hiện nay, nhất là từ khi chúng ta gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO, nhà nước ta cũng đã thu hút nhiều hơn các nhà đầu nước ngoài đến đầu tư, hợp tác làm ăn và bên cạnh đó các doanh nghiệp trong nước có cơ hội tăng cường hợp tác mở rộng thị trường đầu tư kinh doanh ra bên ngoài. Cũng từ đó các tranh chấp kinh doanh thương mại phát sinh ngày một nhiều hơn và có tính chất cũng đa dạng hơn. Khi tranh chấp phát sinh các bên luôn mong muốn giải quyết vấn đề một cách nhanh nhất, ít tốn kém nhất và mang lại hiệu quả cao nhất.


    Hiện nay, có nhiều phương thức để giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các bên trong lĩnh vực kinh doanh- thương mại như: Thương lượng, hòa giải, trọng tài, toà án và các phương thức khác do các bên thỏa thuận. Mỗi phương thức giải quyết tranh chấp sẽ có những ưu điểm riêng. Thế nhưng phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại đang là phương thức giải quyết tranh chấp mà các nhà kinh doanh trên thế giới ưu tiên lựa chọn khi giải quyết các tranh chấp phát sinh. Bởi vì so với các phương thức giải quyết tranh chấp khác thì phương thức giải quyết tranh chấp này giúp các bên tiết kiệm được chi phí, có thể rút ngắn được thủ tục giải quyết tranh chấp và uy tín của các bên trên thương trường cũng ít bị ảnh hưởng. Trong khi đó, tại Việt Nam phương thức này vẫn chưa được các bên lựa chọn khi giải quyết các tranh chấp phát sinh. Khi có tranh chấp phát sinh thì các bên vẫn có khuynh hướng kiện ra Tòa án để giải quyết tranh chấp, vấn đề này đặt ra một câu hỏi là tại sao với một phương thức giải quyết tranh chấp được các nhà kinh doanh trên thế giới ưu tiên lựa chọn khi giải quyết các tranh chấp phát sinh, nhưng tại Việt Nam thì lại không được các bên lựa chọn. Chính vì lý do đó mà người viết chọn đề tài nghiên cứu “Thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại tại Việt Nam”.


    2. Mục đích nghiên cứu


    - Nghiên cứu những vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp kinh doanh- thương mại bằng trọng tài.


    - Nghiên cứu những vấn đề pháp lý có liên quan đến việc giải quyết tranh chấp kinh doanh- thương mại bằng trọng tài.


    - Nghiên cứu những thực trạng đang tồn tại trong việc giải quyết tranh chấp bằng trọng


    tài.


    - Đe xuất hướng hoàn thiện nhằm nâng cao năng lực quản lý cũng như hiệu quả trong hoạt động giải quyết tranh chấp của trọng tài.


    3. Phạm vi nghiên cứu


    Trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay, trọng tài với tư cách là một tổ chức phi chính phủ, thực hiện hoạt động giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các bên trên cơ sở thỏa thuận. Cho nên, trọng tài sẽ giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa các bên trên nguyên tắc bình đẳng, thỏa thuận và không mang quyền lực nhà nước. Trong phạm vi đề tài thì người viết chỉ đưa ra các vấn đề về các quy định của pháp luật đối với phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, lược sử hình thành phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Bên cạnh đó thì phân tích cho thấy thực trạng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài hiện nay ở nước ta và một số giải pháp đề xuất nhằm góp phần làm cho phương thức này ngày càng hoàn thiện hơn thu hút các bên lựa chọn phương thức giải quyết trọng tài thay cho Tòa án nhằm giảm bớt gánh nặng cho Tòa án


    4. Phương pháp nghiên cứu


    Đổ tìm hiểu sâu hơn về nội dung của đề tài, tháo gỡ những vướng mắc cần thiết trong hệ thống pháp luật nước ta, người viết dùng phương pháp phân tích, so sánh kết họp đối chiếu. Bên cạnh đó thì người viết còn dùng phương pháp của các ngành khoa học khác như: Phân tích luật viết, liệt kê, bình luận và tổng họp, sưu tầm các tài liệu có liên quan . Nhằm chuyển tải hết những nội dung cơ bản của đề tài, tuy chỉ là một khía cạnh của vấn đề nhưng những phương pháp này sẽ hữu ích trong việc tìm ra những điểm cần khắc phục cũng như những vấn đề cơ bản nhất của đề tài.


    5. Kết cấu của đề tài


    Kết cấu đề tài gồm những phần chính sau: Lời nói đầu, nội dung, kết luận. Riêng phần nội dung bao gồm 3 chương:


    Chương 1: Khái quát chung về tranh chấp thương mại và giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại


    Chương 2: Qui định của pháp luật về phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại


    Chương 3: Thực trạng giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại và một số giải pháp hoàn thiện.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...