MỤC LỤC PHẦN I: LỜI NÓI ĐẦU PHẦN II : THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH TẾ, THƯƠNG MẠI TẠI TOÀ KINH TẾ-TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ 1 2.1. Vài nét khái quát về tranh chấp kinh tế, thương mại và giải quyết Tranh chấp Kinh tế, thương mại tại Toà án 2 2.2. Khái niệm, ý nghĩa và ưu nhược điểm của phương thức giải quyết tranh chấp tại Toà án 3 2.3. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại của Toà kinh tế 4 PHẦN III : QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP KINH TẾ, THƯƠNG MẠI TẠI TOÀ KINH TẾ- TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ 5 3.1. Giới thiệu về Toà kinh tế-Toà án nhân dân Tỉnh Phú Thọ 6 3.2. Thực tiễn qua gần 10 năm xét xử của Toà kinh tế_Toà án nhân dân Tỉnh Phú Thọ 7 PHẦN IV : NHỮNG VẤN ĐỀ VƯỚNG MẮC TRONG GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP KINH TẾ, THƯƠNG MẠI TẠI TOÀ KINH TẾ-TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ 8 4.1 . Vấn đề nhận dạng tranh chấp kinh tế, thương mại với yêu cầu về kinh doanh, thương mại tại Toà án . 9 4.2. Vấn đề xác định thẩm quyền xét xử của Toà kinh tế trong giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại 10 4.3 .Vấn đề áp dụng chế tài khi vi phạm không thực hiện Hợp đồng và chế tài buộc bồi thường thiệt hại. 11 PHẦN V: NHỮNG GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ NHẰM THỰC THI TỐT CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT CÁC VỤ VIỆC TRANH CHẤP KINH TẾ, THƯƠNG MẠI TẠI TOÀ KINH TẾ- TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ 12 5.1 . Những giải pháp khắc phục những thiếu sót, tồn tại trong thực tiễn giải quyết các tranh chấp kinh tế tại Toà kinh tế 13 5.2. Một số kiến nghị nhằm thực thi hiệu quả công tác giải quyếtcác tranh chấp kinh tế, thương mại tại Toà kinh tế 14 PHẦN VI: KẾT LUẬN 15 PHẦN I LỜI NÓI ĐẦU Trong điều kiện kinh tế ngày càng phát triển, các tranh chấp về kinh doanh, thương mại ngày càng đa dạng và phức tạp. Mặt khác khi nước ta đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO). Nhiều quan hệ kinh tế cũng mang những diện mạo sắc thái mới. Tương ứng với sự đa dạng phong phú của các quan hệ này, các tranh chấp kinh tế ngày càng muôn hình muôn vẻ và với số lượng lớn. Ở Việt Nam các đương sự thường lựa chọ hình thức giải quyết tranh chấp kinh tế bằng Toà án như một giải pháp cuối cùng để bảo vệ có hiệu quả các quyền và lợi ích của mình khi thất bại trong việc sử dụng cơ chế thương lượng, hoà giải. Chính vì vậy, Toà án có vai trò vô cùng quan trọng. Hơn nữa, trong Nhà nước pháp quyền hoạt động xét xử của Toà án phải đảm bảo công minh, nhanh chóng, chính xác và kịp thời tránh tình trạng tồn đọng án, giải quyết án kéo dài, dễ gây phiền hà, mệt mỏi cho các bên đương sự. Do vậy, việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn về giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại tại Toà án được nhiều người quan tâm. Đồng thời việc giải quyết tranh chấp này còn góp phần đảm bảo quyền và lợi ích của đương sự, đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh và an ninh quốc gia. Xuất phát từ vị trí, vai trò và ý nghĩa của phương thức giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại tại Toà án. Vì lẽ đó, em xin chọn chuyên đề này