Thạc Sĩ Thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ & Một số giải pháp để thực hiện chuyển đổi công cụ chính sách

Thảo luận trong 'Các Môn Khác' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đổi mới mô hình tổ chức giải quyết khiếu kiện hành chính ở nước ta hiện nay

    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHIẾU KIỆN HÀNH CHÍNH, LỊCH SỬ VÀ THỰC TRẠNG KHIẾU KIỆN HÀNH CHÍNH Ở NƯỚC TA 6
    1.1 Khái lược lịch sử khiếu kiện hành chính và tổ chức giải quyết khiếu kiện hành chính ở nước ta. 6
    1.1.1. Thời phong kiến. 6
    1.1.2. Thời Ngụy quyền Sài Gòn. 9
    1.1.3 Ở miền Bắc sau 1954 và trên cả nước sau 1975. 9
    1.2. Khái niệm và tính chất của khiếu kiện hành chính. 11
    1.2.1. Khái niệm khiếu kiện hành chính. 11
    1.2.2. Tính chất của khiếu kiện hành chính. 13
    1.3. Phân loại khiếu kiện hành chính. 15
    1.4. Ý nghĩa của khiếu kiện hành chính trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền, nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế ở Việt Nam 17
    1.5. Thực trạng khiếu kiện hành chính ở nước ta hiện nay. 21
    1.5.1. Thực trạng khiếu nại hành chính. 21
    1.5.2 Thực trạng khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án. 25
    Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÀI PHÁN HÀNH CHÍNH , THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TÀI PHÁN HÀNH CHÍNH Ở NƯỚC TA 29
    2.1. Cơ sở lý luận về tài phán hành chính. 29
    2.1.1. Khái niệm và tính chất cuả tài phán hành chính. 29
    2.1.2. Vai trò của tài phán hành chính. 33
    2.1.3 Mô hình tổ chức giải quyết khiếu kiện hành chính ở một số quốc gia 37
    2.1.4. Các quan điểm và các nguyên tắc tổ chức và hoạt động tài phán hành chính ở nước ta. 47
    2.2. Thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về tài phán hành chính ở Việt Nam 53
    2.2.1. Thực trạng pháp luật về tài phán hành chính ở Việt Nam 53
    2.2.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về tài phán hành chính ở Việt Nam 68
    Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HÒAN THIỆN MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG GIẢI QUYẾT KHIẾU KIỆN HÀNH CHÍNH Ở NƯỚC TA 75
    3.1. Mô hình tài phán hành chính thuộc Chính phủ. 75
    3.2. Vấn đề hòan thiện mô hình tài phán hành chính ở nước ta. 78
    3.2.1 Các quan điểm cần quán triệt 78
    3.2.2. Mô hình tài phán hành chính được đề xuất 80
    KẾT LUẬN 90



    DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

    Bảng 1.1 Tổng hợp số liệu án hành chính thụ lý tại Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh trong 5 năm 2002-2006 [Nguồn báo cáo tổng kết họat động của TAND tp.HCM, 79-83]: 93
    Bảng 2.1 Tổng hợp số liệu đơn khiếu nại và giải quyết khiếu nại hành chính tại thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1999 – 2005[82] 94
    Bảng 2.2 Tổng hợp số lượng các vụ án hành chính mà ngành Tòa án nhân dân đã thụ lý, giải quyết từ năm 2002 đến 2006[73-77] 94
    Bảng 2.3 Tổng hợp số lượng khiếu kiện hành chính mà Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã thụ lý, giải quyết từ năm 2002- 2006 [79-83] 95














    NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
    - Ñaûng coäng saûn Vieät Nam : Đảng CSVN
    - Giải quyết khiếu nại : GQKN
    - Hiệp định thương mại song phương Việt Nam- Hoa Kỳ : HĐTMVM
    - Hành vi hành chính : HVHC
    - Khiếu nại, tố cáo : KNTC
    - Khiếu kiện hành chính : KKHC
    - Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998 : Luật 1998
    - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo ban hành ngày 15/6/2004 : Luật 2004
    - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo ban hành ngày 29/11/2005 : Luật 2005
    - Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính : Pháp lệnh TTGQCVAHC
    - Pháp lệnh quy định xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo cuả công dân ngày 27/11/1981
    : Pháp lệnh 1981
    - Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo ngày 02/5/1991 : Pháp lệnh 1991
    - Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính 21/5/1996 : Pháp lệnh 1996
    - Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính 28/12/1998 : Pháp lệnh 1998
    - Quyết định hành chính : QĐHC
    - Xử phạt vi phạm hành chính : XPVPHC
    - Tài phán hành chính :TPHC
    - Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh : TAND tp.HCM
    - Tòa án nhân dân tối cao : TANDTC
    - Tổ chức thương mại thế giới : WTO
    - Uỷ ban nhân dân : UBND
    - Xã hội chủ nghĩa : XHCN


    MỞ ĐẦU

    Nhà nước XHCN Việt Nam là nhà nước của dân, do dân, vì dân, quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân được Nhà nước bảo đảm. Công dân , tổ chức có quyền khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có căn cứ để cho rằng có QĐHC, HVHC của cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
    Do vai trò , vị trí quan trọng của quyền khiếu nại trong đời sống chính trị, xã hội ngay từ khi ra đời, Đảng và Nhà nước ta đã chú ý đặc biệt đến công tác giải quyết khiếu nại của công dân, cơ quan, tổ chức, nên hoạt động giải quyết khiếu nại cuûa Nhà nước ta ngày càng được đổi mới và hoàn thiện. Điều này được phản ánh trước hết thông qua tổ chức và hoạt động của hệ thống các cơ quan thanh tra nhà nước. Trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình, cùng với các cơ quan trong bộ máy nhà nước, hệ thống thanh tra nhà nước đã góp phần đáng kể trong việc giải quyết các khiếu nại hành chính. Bên cạnh đó, chúng ta vẫn phải thừa nhận một thực tế là trong nhiều lĩnh vực thuộc đời sống xã hội vẫn còn tình trạng thiếu dân chủ, kỷ cương lỏng lẻo, bộ máy nhà nước của chúng ta vẫn còn kồng kềnh gây lãng phí ngân quỹ nhà nước, việc giải quyết khiếu nại còn chậm, chồng chéo, trùng lắp, hiệu quả chưa cao.
    Nhằm đổi mới tổ chức, hoạt động giải quyết khiếu nại hành chính, cùng với việc tiếp tục trao quyền giải quyết các khiếu nại hành chính cho các cơ quan hành chính nhà nước, từ ngày 01/7/1996 hệ thống Tòa án nhân dân cũng được củng cố và trao thêm thẩm quyền giải quyết một số KKHC.
    1. Lý do chọn đề tài
    Qua giải quyết các KKHC, Tòa án đã góp phần tích cực vào việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện, tăng cường pháp chế XHCN và xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.
    Tuy nhiên, việc thiết lập hệ thống các cơ quan nhà nước để giải quyết các KKHC cũng đặt ra nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn cần nghiên cứu như:
    - Cơ sở lý luận về tổ chức và hoạt động giải quyết KKHC. Việc tổ chức hoạt động giải quyết KKHC cuả chúng ta có phù hợp với cơ sở lý luận này hay không?
    - Các nước khác tổ chức hoạt động giải quyết KKHC ra sao, những ưu điểm và hạn chế của các mô hình này?
    - Pháp luật của nhà nước ta quy định thế nào về mô hình giải quyết KKHC; Thực tế hoạt động giải quyết KKHC của chúng ta?
    - Tại sao hoạt động giải quyết KKHC của Tòa án đã trải qua hơn 10 năm nhưng số lượng đơn khởi kiện vẫn ít, tỷ lệ các phán quyết hành chính được thi hành còn thấp. Trong khi đó số lượng đơn khiếu nại gửi đến các cơ quan hành chính vẫn còn nhiều. Đâu là nguyên nhân của tình trạng trên? Chúng ta phải làm gì để khắc phục ?
    - Việc duy trì hai hệ thống giải quyết các tranh chấp hành chính như hiện nay có còn phù hợp hay không. Nếu còn phù hợp thì cần hoàn thiện như thế nào để các cơ quan này hoạt động có hiệu quả hơn? Nếu việc tổ chức mô hình giải quyết như hiện nay không còn phù hợp thì nên đổi mới như thế nào. Cơ sở lý luận và thực tiễn để đề ra mô hình mới?
    Là người trực tiếp tham gia giải quyết các KKHC ngay từ khi Toà hành chính- Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh được thành lập, trên cơ sở các kiến thức tiếp thu được trong quá trình theo học khoá đào tạo cao học luật, tôi chọn đề tài “Đổi mới mô hình tổ chức giải quyết khiếu kiện hành chính ở nước ta hiện nay.” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
    2. Tình hình nghiên cứu
    KKHC là một thực tế khách quan phát sinh trong quá trình quản lý nhà nước của mọi quốc gia, không phân biệt đó là chính thể hoặc chế độ chính trị nào.
    Ngay từ khi giành được chính quyền, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm đến vấn đề giải quyết KKHC [65, Tr 30]. Nhiều công trình nghiên cứu về tổ chức và hoạt động giải quyết KKHC (bao gồm giải quyết khiếu nại hành chính và khởi kiện vụ án hành chính) đã được thực hiện như: Coâng trình “Thiết lập tài phán hành chính ở nước ta” cuûa Học viện Hành chính quốc gia do GS. TSKH Nguyễn Duy Gia chủ biên, Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội-1995; “Tìm hiểu về tài phán hành chính ở Việt Nam” cuûa PTS Phạm Hòang Thái và PTS Đinh Văn Mậu, Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh -1996; “Thể chế tư pháp trong nhà nước pháp quyền” cuûa PGS.TS Nguyễn Đăng Dung, Nhà xuất bản Tư pháp- 2004, trong đó có nghiên cứu về tổ chức Toà hành chính Ngoài ra, một số cơ sở đào tạo đại học luật, đại học hành chính như Đại học Luật Hà Nội, Khoa luật Đại học quốc gia Hà Nội, Học viện hành chính quốc gia, cũng đã nghiên cứu và đưa vào giáo trình luật hành chính cuả mình những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động giải quyết KKHC. Tuy nhiên, hầu hết các công trình nêu trên chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu ở những vấn đề chung nhất về lý luận và thực tiễn. Về phía các cơ quan hành chính nhà nước , ngày 19/11/2004 Thủ tướng Chính phủ có Văn bản số 6327/VPCP-CV giao Thanh tra Chính phủ chủ trì, soạn thảo Đề án thành lập cơ quan TPHC ở Việt Nam. Hiện nay công trình này đang trong giai đọan triển khai nên nhìn chung vấn đề tổ chức và hoạt động giải quyết các KKHC ở nước ta theo mô hình như thế nào là phù hợp, có hiệu quả nhất vẫn đang là một vấn đề có tính thời sự, cần được sự quan tâm nghiên cứu của các cơ quan chức năng và các nhà khoa học.
    3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
    Mục đích nghiên cứu của đề tài:
    -Hệ thống hoùa các lý luận về KKHC, mô hình tổ chức giải quyết KKHC ở một số quốc gia khác.
    -Làm rõ thưc trạng về tổ chức và hoạt động giải quyết các KKHC ở Việt Nam.
    -Đánh giá các mặt tích cực và hạn chế trong việc tổ chức và hoạt động giải quyết KKHC ở nước ta.
    -Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã nghiên cưú, đề xuất các giải pháp nhằm đổi mới, hoàn thiện pháp luật về Tòa chức hoạt động giải quyết các KKHC ở nước ta.
    Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài là việc KKHC và mô hình tổ chức giải quyết KKHC.
    4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
    Cơ sở phương pháp luận của đề tài là chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và phép biện chứng duy vật. Trên cơ sở phương pháp luận trên, đề tài này sử dụng các phương pháp nhận thức khoa học cụ thể như:
    - Phương pháp trừu tượng khoa học;
    - Phương pháp so sánh;
    - Phương pháp tổng hợp, thống kê;
    - Phương pháp phân tích đánh giá
    5. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
    Để nghiên cứu về khiếu kiện hành chính và tổ chức mô hình giải quyết KKHC không thể không vận dụng những quy tắc cơ bản, các phạm trù, khái niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử cũng như các khái niệm chính trị học, hành chính học hiện đại. Chúng cho phép ta nhận thức và thấu hiểu bản chất cũng như đặc điểm riêng của KKHC và việc giải quyết KKHC, hiểu được mối quan hệ giữa chúng với nhau và giữa chúng với các vấn đề có liên quan khác.
    Về mặt cơ sở lý luận, đề tài này sử dụng những thành tựu lý luận của khoa học Luật hành chính thế giới, trước hết là của các nước XHCN. Hệ thống các khái niệm, phạm trù, quan điểm được sử dụng trong đề tài cũng bắt nguồn từ những kết luận khoa học của lý luận luật hành chính XHCN, ñồng thời còn tiếp thu những yếu tố khoa học, hợp lý liên quan đến các lý luận về KKHC và các mô hình tổ chức giải quyết KKHC của các nước có chế độ chính trị khác nhau.
    Nguồn tư liệu quan trọng của đề tài này là các nghị quyết của Đảng CSVN, đặc biệt là chủ trương đổi mới và tăng cường hiệu lực của bộ máy nhà nước, thực hiện cải cách bộ máy hành chính nhà nước và tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật của Đảng và Nhà Nước ta hiện nay. Ngoài ra, đề tài này còn tham khảo, sử dụng các giáo trình có liên quan , các công trình nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước
    Cơ sở thực tiễn chủ yếu của luận văn là thực tiễn hoạt động giải quyết KKHC của của Tòa án nhân dân; hoạt động giải quyết khiếu nại hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước.
    Nguồn thông tin được sử dụng làm cơ sở nghiên cứu thực tiễn nêu trên là các văn bản quy phạm pháp luật, các báo cáo tổng kết hoạt động, các tham luận của các cơ quan nhà nước, các nhà khoa học có liên quan và các hiểu biết của tác giả trong hơn 10 năm trực tiếp tham gia vào hoạt động giải quyết KKHC tại Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.
    6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
    Hy vọng các giải pháp đổi mới mô hình tổ chức giải quyết KKHC ở nước ta do đề tài này đề xuất sẽ góp phần hoàn thiện hơn nữa hệ thống lý luận khoa học luật hành chính và cung cấp được những thông tin có ý nghĩa cho các cơ quan chức năng trong việc đổi mới và hoàn thiện mô hình tổ chức giải quyết KKHC ở nước ta.
    7. Về kết cấu của đề tài
    Nội dung đề tài được chia làm ba chương:
    - Chương 1: Cơ sở lý luận về KKHC, lịch sử và thực trạng KKHC ở nước ta.
    - Chương 2: Cơ sở lý luận về tài phán hành chính, thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về tài phán hành chính ở nước ta.
    - Chương 3: Vấn đề hoàn thiện mô hình tài phán hành chính ở nước ta.
     
Đang tải...