Đồ Án Thực tiễn đầu tư trực tiếp của các nước ASEAN vào Việt Nam

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Thực tiễn đầu tư trực tiếp của các nước ASEAN vào VN


    PHẦN I
    VẤN ĐỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
    CỦA CÁC NƯỚC KHI THAM GIA HỘI NHẬP AFTA

    I. Hội nhập ASEAN, AFTA và những nội dung
    1. Sự ra đời của ASEAN, AFTA
    ASEAN là tên viết tắt của hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á( The Association of Southeast Asian Nation), thành lập ngày 08/08/1967 sau khi Bộ trưởng ngoại giao 5 nước Indonesia, Malaysia, Philippins, Singapore và Thái Lan ký bản tuyên bố ASEAN tại Bangkok. Ngày 08/01/1984 Brunei Daruxalem được kết nạp vào ASEAN, đưa số thành viên của hiệp hội lên 6 nước. Ngày 28/07/1995 Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 7 của tổ chức này. Trong năm 1997 Miama, Lào cũng được kết nạp vào ASEAN và đến năm 1999, Campuchia cũng đã được kết nạp vào ASEAN
    Cùng với sự ra đời và hình thành khối ASEAN thì trong bối cảnh nội bộ các nước thành viên còn nhiều phức tạp, đó là chiến tranh ở Việt Nam- Đông Dương đang diễn ra ác liệt, lôi kéo cả sự tham gia của một số nước Đông Nam Á vào cuộc chiến. Các cường quốc khác lại gia tăng hoạt động ảnh hưởng ở Đông Nam Á. Trong khi đó các nước trong khối vừa phải giải quyết nhiều vấn đề về chính trị, kinh tế trong nội bộ vừa phải giải quyết những khó khăn nảy sinh trong quan hệ giữa họ với nhau. Trong tình hình đó, sự ra đời của ASEAN là để giải quyết hay đối phó với những vấn đề khó khăn đó
    Từ năm 1976 vấn đề hợp tác kinh tế ASEAN đã được chú trọng trở lại với kế hoạch hợp tác kinh tế mà khu vực ưu tiên và cung ứng là sản xuất hàng hoá cơ bản, các xí nghiệp công nghiệp lớn, các thoả thuận thương mại ưu đãi và các quan hệ kinh tế đối ngoại như: thoả thuận thương mại ưu đãi PTA, kế hoạch hợp tác công nghiệp ASEAN AIC, kế hoạch hợp tác rừng khu vực BBC, liên doanh công nghiệp AIJV Tuy đã có rất nhiều nỗ lực để thúc đẩy hợp tác kinh tế trong ASEAN, những kết quả của những nỗ lực đó không đạt được kết quả mục tiêu như mong muốn. Đồng thời vào đầu những năm 90, môi trường chính trị, kinh tế quốc tế và khu vực đã có những thay đổi quan trọng do chiến tranh lạnh kết thúc. Ở kỷ nguyên hậu chiến tranh lạnh, vị trí của ASEAN trong chiến lược khu vực và quốc tế bị hạ thấp. Nên đầu năm 1992, các nước thành viên ASEAN ký kết một hiệp định về khu vực mậu dịch tự do ASEAN AFTA( ASEAN Free Trade Area) thì hợp tác kinh tế ASEAN mới đưa lên một vị trí mới
    Từ đó khu vực mậu dịch tự do ASEAN chính thức ra đời và đi vào hoạt động. Bằng cách tạo dựng nền tảng thuế quan chung trong khuôn khổ AFTA, các quốc gia thành viên sẽ có thể tạo ra sự tương hợp và phát huy được lợi thế so sánh của mình trong quá trình tổ chức sản xuất và phân công lao động khu vực. Tuy thế sự ra đời của AFTA là kết quả giữa sự phức hợp của các nhân tố bên trong và bên ngoài sau:
    Về nhân tố bên trong: Có thể thấy rằng công nghiệp hoá trong hai thập kỷ qua đã làm tăng nhanh chóng quy mô buôn bán lẫn nhau giữa các nền kinh tế ASEAN. Người ta tính rằng vào đầu những năm 1990, phần xuất khẩu nội bộ ASEAN trong tổng kim ngạch xuất khẩu của nhóm nước này đã đạt tới là 20% và điều đó chứng tỏ khuynh hướng liên kết thương mại khu vực đã ngày càng trở lên mạnh mẽ. Các nền kinh tế ASEAN mang tính hướng ngoại dựa vào xuất khẩu và hơn bao giờ hết, chúng có nhu cầu bức thiết trong việc tìm kiểm và liên kết thị trường, trước hết là các thị trường láng giềng. Điều này càng được thúc đẩy nhanh hơn nhờ sự tác động tích cực của tăng trưởng kinh tế khu vực và các biện pháp tự do hoá thương mại. Các Chính phủ của từng nước ASEAN đã thấy rõ sự trở ngại của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch trong chiến lược phát triển và đi đến đề xuất một khu vực mậu dịch tự do ASEAN nhằm tự do hoá thương mại giữa các thành viên một cách hiệu quả
    Về các nhân tố bên ngoài: sự kết thúc chiến tranh lạnh và sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường của hàng loạt các nước như: Trung Quốc, các nước Đông Âu dẫn đến các quốc gia ASEAN ngày càng có nhiều các đối thủ cạnh tranh mới về thu hút đầu tư nước ngoài. Hơn nữa trong thời kỳ hậu chiến tranh lạnh, các nền kinh tế ASEAN cần phải đứng trước những thách thức mới do sự xuất hiện của các tổ chức hợp tác khu vực hơn hẳn về quy mô, tiềm năng và trình độ phát triển như EU, NAFTA. Nói cách khác, trước sức ép của chủ nghĩa khu vực với sự xuất hiện của EU, NAFTA và những biến đổi của nền kinh tế thế giới theo hướng ngày càng làm mất đi nhiều dấu hiệu lợi thế cạnh tranh đòi hỏi các nước ASEAN phải có sự thống nhất để đi đến những biện pháp thúc đẩy nhanh chóng buôn bán nội bộ và tự do hoá thương mại, thu hút đầu tư của các nước trong khu vực và ngoài khu vực. Đây là nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với việc thành lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN. Sự hình thành AFTA nhằm giải quyết 2 mục tiêu cơ bản:
    Thứ nhất: liên kết thị trường khu vực với tư cách là một trung tâm sản xuất và thương mại quốc tế nhằm cải thiện lợi thế cạnh tranh của ASEAN và thu hút đầu tư trực tiếp của các nước ASEAN và nước ngoàI
    Thứ hai: thông qua AFTA sẽ tạo điều kiện thúc đẩy các nước thành viên tự do hoá thương mại nội bộ khu vực, xoá bỏ các rào chắn thương mại, kể cả các biện pháp bảo hộ mậu dịch tiêu cực nhằm rút ngắn quá trình hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu
    Tóm lại, xuất fát từ tổng thể các nhân tố bên trong và bên ngoài tác động, AFTA ra đời đã trở thành một bộ phận hợp thành của xu thế tự do hoá thương mại rộng lớn ở khu vức Châu á- Thái Bình Dương và toàn cầu. Do đó tạo nên AFTA cho ASEAN cũng chính là tạo lập khu vực mở, một sự thích ứng cho sự phát triển của ASEAN
     
Đang tải...