Luận Văn Thực tiễn áp dụng tình tiết phạm tội có tổ chức

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chương 1
    NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI PHẠM VÀ PHẠM TỘI CÓ TỔ CHỨC TRONG CÁC VỤ ÁN CÓ ĐỒNG PHẠM

    1. Tội phạm
    1.1. Khái niệm tội phạm
    Bộ luật hình sự hiện hành quy định: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong luật hình sự do người có chức năng trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý; xâm phạm độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc; xâm phạm đến chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hóa quốc phòng an ninh; trật tự an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do tài sản, các quyền tự do, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự xã hội chủ nghĩa” Điều 8 khoản 1 Bộ luật hình sự 1999.
    1.2. Các dấu hiệu của tội phạm
    Luật hình sự Việt Nam qui định người nào được xem là tội phạm khi đủ bốn dấu hiệu sau:
    1.2.1. Tính nguy hiểm cho xã hội
    Tính nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu cơ bản, quan trọng nhất, quyết định những dấu hiệu khác của tội phạm. Hành vi nào đó sở dĩ bị quy định trong luật hình sự là tội phạm và phải chịu trách nhiệm hình sự vì nó có tính nguy hiểm cho xã hội. Tính nguy hiểm cho xã hội không những là căn cứ phân biệt hành vi vi phạm khác mà còn là cơ sở đánh giá mức độ nghiêm trọng nhiều hay ít của hành vi tội phạm và qua đó giúp cho việc cá thể hóa trách nhiệm hình sự được chính xác.
    Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm có tính khách quan, không phục thuộc vào ý muốn của nhà làm luật. Với ý nghĩa là thuộc tính khách quan của tội phạm, tính nguy hiểm cho xã hội hoàn toàn có thể được con người nhận thức và nhận thức đúng. Do vậy, khi khẳng định một hành vi nguy hiểm cho xã hội là tội phạm là không có nghĩa đó là sự áp đặt một ý muốn chủ quan của con người mà đánh giá tổng thể các yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm của nhà làm luật các yếu tố này bao gồm:
    - Tính chất khách thể;
    - Tính chất của hành vi khách quan;
    .
    Chương 3
    THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH PHẠM TỘI CÓ TỔ CHỨC TRONG NHỮNG VỤ ÁN CÓ ĐỒNG PHẠM

    1. Thực tiễn áp dụng tình tiết phạm tội có tổ chức trong vụ án có đồng phạm
    1.1. Số liệu thực tế qua công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử.
    Trong 09 tháng đầu năm 2006, VKSND huyện Vĩnh Lợi đã kiểm sát khởi tố 62/95 (vụ/bị can) chia thành 02 nhóm tội: trị an 32/62 vụ; kinh tế 29/62 vụ.
    Trong số vụ án đã được khởi tố, tỷ lệ án có đồng phạm thực hiện chiếm tỷ lệ không lớn. Qua nghiên cứu số liệu thực tế thấy rằng số vụ án đã khởi tố có đồng phạm 13/62 vụ chiếm tỷ lệ 21%, phần lớn các vụ án có đồng phạm rơi vào các nhóm tội kinh tế 10/13 vụ chiếm tỷ lệ 77% của vụ án có đồng phạm. Trong đó có 02/13 vụ là phạm tội có tổ chức thuộc lĩnh vực kinh tế.
    Qua kiểm sát 62 vụ án, VKS đã xử lý 55 vụ 95 bị can. Trong đó, 09 vụ 18 bị can phạm tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng chuyển để điều tra theo thẩm quyền 2/9 vụ đồng phạm. Truy tố 46/67 vụ, trong đó có 11/46 vụ có đồng phạm chiếm tỷ lệ 24% tỉ lệ án truy tố.
    Các vụ án có tính chất đồng phạm trên địa bàn huyện Vĩnh Lợi đa số là người thực hiện tội phạm không có thỏa thuận hay bàn bạc trước, thường phát sinh ý định rủ nhau bắt tay vào việc thực hiện tội phạm.
    1.2. Thực trạng áp dụng tình tiết phạm tội có tổ chức
    Nội dung vụ án được thể hiện như sau: Bị cáo Đặng Minh Ch có thời gian làm thuê ở thị trấn, Chiều biết ở ấp BĐ, xã Long ĐT, huyện VL có nuôi tôm công nghiệp nên nảy sinh ý định trộm cắp tôm. Khoảng 17 giờ ngày 10/01/2006, Đặng Minh Ch chủ động đến gặp Thạch Đ, Nguyễn Thanh T
    .
    TÀI LIỆU THAM KHẢO


    1/ Bộ luật hình sự năm 1999
    2/ Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự năm 1999 (Đinh Văn Huế)
    3/ Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP, ngày 04 tháng 08 năm 2006 của Tòa án nhân dân tối cao.
    4/ Giáo trình luật Hình sự phần chung
    5/ Tạp chí Tòa án nhân dân năm 2006
    6/ Tạp chí Viện kiểm sát nhân dân năm 2006
    7/ Hồ sơ vụ án hình sự tại Viện kiểm sát và Tòa án

    .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...