Báo Cáo Thực tiễn áp dụng phương thức giải quyết tranh chấp thông qua cơ quan tài phán

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi taitailieu_17, 11/3/12.

  1. webtailieu.org_17

    Bài viết:
    93
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    Lời mở đầu
    Nội dung
    1.Tranh chấp quốc tế và các phương thức hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế
    2.Nội dung và những ưu nhược điểm của phương thức giải quyết tranh chấp thông qua cơ quan tài phán quốc tế
    3. Thực tiễn áp dụng phương thức giải quyết tranh chấp thông qua cơ quan tài phán
    Kết luận
    Danh mục tài liệu tham khảo





    LỜI MỞ ĐẦU:

    Xu hướng toàn cầu hóa đã tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội, các quan hệ hợp tác quốc tế ngày càng nhiều và phát triển trên nhiều lĩnh vực. Bên cạnh những thành quả rất to lớn mà quan hệ hợp tác quốc tế mang lại thì những nguy cơ tiềm ẩn sự mâu thuẫn, bất đồng trong quá trình thiết lập các mối quan hệ cũng không phải là nhỏ. Khi đó các tranh chấp quốc tế xảy ra, cùng với sự phát triển của quan hệ quốc tế các tranh chấp quốc tế ngày càng nhiều và có tính chất phức tạp hơn. Nên vấn đề đặt ra ở đây là làm sao để giải quyết các tranh chấp quốc tế mà không làm ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao giữa các nước và đặc biệt là tránh gây xung đột ảnh hưởng tới hòa bình và an ninh các chủ thể tranh chấp quốc tế nói riêng và thế giới nói chung. Chính vì thế mà việc nghiên cứu và áp dụng vào thực tiễn các phương thức hòa bình để giải quyết tranh chấp quốc tế là rất cần thiết. Phương thức giải quyết tranh chấp thông qua cơ quan tài phán là một trong số đó, phương thức này đã và đang chứng minh được những điểm ưu việt của mình trong giải quyết các tranh chấp quốc tế.


    *****



    KẾT LUẬN:

    Do bối cảnh kinh tế ,chính trị văn hóa xã hôi ở mỗi nước mỗi khu vực có sự khác nhau nên trong quan hệ quốc tê thường phát sinh những bất đồng và mâu thuẫn. Do đó muốn giữ gìn và bảo đảm hòa bình an ninh thế giới thì việc sủ dụng những biện pháp hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế là hoàn toàn hợp lí. Việc sử dụng phương thức giải quyết tranh chấp thông qua các cơ quan tài phán đã đảm bảo cho các nguyên tắc của luật quốc tế được thi hành, bảo vệ lợi ích hợp pháp của các chủ thể của luật quốc tế. Việc sử dụng phương thức thông qua cơ quan tài phán không chỉ yêu cầu thái độ tôn trọng chủ quyền của nhau giữa các chủ thể mà còn thể hiện sự tôn trọng công lí lẽ phải trên thế giới. Thực tiễn áp dụng phương thức giải quyết tranh chấp thông qua cơ quan tài phán đã cho thấy những ưu điểm vượt trội của phương thức này, thẩm quyền của các cơ quan tài phán là độc lập cùng với các phán quyết có giá trị pháp lí cao, bảo đảm sự thực hiện các phán quyết khác. Tuy nhiên cũng có những điểm còn hạn chế như cơ chế nặng nề cồng kềnh, những năm gần đây các cơ quan tài phán đã có những thay đổi rất tích cực để đảm bảo cho biện pháp hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế được thực hiện tốt nhất. Hiện tại và tương lai trong quan hệ quốc tế các cơ quan tài phán sẽ luôn là nơi “ chọn mặt gửi vàng” của các chủ thể luật quốc tế.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...