PHẦN MỞ ĐẦU Con người là chủ nhân của xã hội.Dưới chế độ xã hội, dưới chế độ XHCN con người được bảo vệ,phát triển toàn diện cả về thể lực và trí lực,sức khoẻ là vốn quý của con người. Nó là tiền đề cơ bản để con người vươn tới những mục đích cao cả khác. Quyền bất khả xâm phạm về tính mạng ,sức khoẻ,thân thể con người đã được ghi nhận trong tuyên ngôn về nhân quyền (1788) Đ71 Hiến Pháp 1992 của nước ta đã chỉ rõ “công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể,được pháp luật bảo hộ tính mạng,sức khoẻ,danh dự và nhân phẩm.” Đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm,duy trì trật tự xã hội là nhiệm vụ quan trọng của nhà nước ta.Quá trình này được thực hiện bằng nhiễu cách: giáo dục tư tưởng,tổ chức kinh tế xã hội và bằng sự tác động của pháp luật trong đó có luật hình sự.Thông qua việc áp dụng hình phạt,luật hình sự được coi là công cụ hữu hiệu nhất để bảo vệ lợi ích của nhà nước và của xã hội.Tuy vậy việc truy cứu TNHS, kết tội, xử phạt và buộc người phạm tội chấp hành một phần hay toàn bộ hình phạt không phải là biện pháp duy nhất thực hiện các nhiệm vụ của luật hình sự. Trong một số trường hợp nhất định,mục đích giáo dục và cải tạo người phạm tội sẽ đạt hiệu quả tốt hơn bằng biện pháp tác động hình sự khác. Xuất phát từ luật HS Việt Nam và mục đích của hình phạt thể hiên nguyên tắc nhân đạo XHCN nhằm nâng cao hiệu quả của đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm án treo là chế định pháp luật HS có lịch sử từ lâu và được xét xử áp dụng nhiều năm nay. Là một biện pháp trong hệ thống các biên pháp tác động của nhà nước và xã hội đến người phạm tội, án treo ngày càng được khẳng định bởi tính ưu việt của nó. Chế định này biểu hiện rõ nét sự kết hợp hài hoà giữa sự cưỡng chế của nhà nước với sự tác động của xã hội trong việc trừng trị,giáo dục, cải tạo người phạm tội.Tuy nhiên trong thực tiễn xét xử,chế định án treo đã bộc lộ những hạn chế nhất định về mặt lập pháp cũng như cách vận dụng.Điều đó đã làm giảm vai trò và ý nghĩa đích thực của án treo.Sỡ dĩ có tình trạng áp dụng sai chế định án treo trong thực tiễn là do T.án không hiểu đúng tính chất pháp lý của án treo, không nắm vững các căn cứ cho hưởng án treo cũng như các vấn đề khác trong nội dung của chế định này. Mặt khác nhiều khi sự hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền chưa đầy đủ nên tạo chưa tạo ra được sự thống nhất sự thống nhất trong nhận thức và áp dụng án treo, án treo là một vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn. Nhận thấy vai trò và tầm quan trọng của vấn đề đặt ra trên,là một sinh viên của trường Đại Học Luật Hà Nội,với những kiến thức đã được trang bị và những tìm hiểm thực tế trong đợt thực tập cuối khoá tai Viện Kiểm Sát nhân dân Huyện Thiệu Hoá em đã mạnh dạn chọn đề tài “thực tiễn áp dụng chế định án treo đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác tại địa phương thực tập trong các năm gần đây- một số tồn tại và hướng khắc phục”. Do trình độ và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên chuyên đề không thể tránh khỏi những sai sót.Rất mong thầy cô cùng các bạn đóng góp ý kiến để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn. Cơ cấu chuyên đề gồm 4 phần: Phần 1: Một số vấn đề chung về án treo . Phần 2: Tình hình đặc điểm và bản chất tội cố ý gây thương tích,gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn huyện Thiệu Hoá . Phần 3: Nguyên nhân và một số biện pháp phòng chống. Phần 4: Một số nhận xét và kiến nghị đối với việc nâng cao hiệu qủa phòng chống tội phạm hình sự nói chung và tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại tới sức khoẻ của người khác nói riêng. MỤC LỤC: PHẦN 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ÁN TREO. 1. Khái niệm án treo. 2.Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác. 3. án treo khác với cải tạo không giam giữ 4. ý nghĩa , vai trò của án treo trong công tác điều tra chống và phòng ngừa tội phạm PHẦN 2: TÌNH HÌNH ĐẶC ĐIỂM VÀ BẢN CHẤT TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH,GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHOẺ CỦA NGƯỜI KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THIỆU HOÁ . 1. Thực tiễn tội cố ý gây thương tích, gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác tại địa bàn huyện Thiệu Hoá: 2. .Phương pháp thu thập thông tin. 3. Tình hình tội phạm hình sự trên địa bàn huyện Thiệu Hoá . 4. Thực tiễn xét xử các vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại tới sức khoẻ của người khác : PHẦN 3: NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG. PHẦN 4: : MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI VIỆC NÂNG CAO HIỆU QỦA PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM HÌNH SỰ NÓI CHUNG VÀ TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI TỚI SỨC KHOẺ CỦA NGƯỜI KHÁC NÓI RIÊNG